| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế rừng đang trỗi dậy

Thứ Hai 18/11/2019 , 08:34 (GMT+7)

Nếu mỗi hộ gia đình nông dân miền núi có từ 10-15 ha rừng, sau khi trồng xong họ ung dung ngồi chờ cây lớn thu tiền.

15-06-49_2
Chế biến gỗ ván bóc.

Khách hàng đến tận cửa rừng, gia đình nào neo người không khai thác được thì họ mua cả rừng. Đúng như câu “Bần cư trung thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”.

Đấy là khi kinh tế rừng đang trỗi dậy…

Theo thống kê, đến cuối năm 2019 tổng diện tích rừng của tỉnh Yên Bái là 463.139,9 ha, trong đó có 217.537,1 ha rừng trồng, 245.602,8 ha rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ ổn định 63%. Diện tích rừng của Yên Bái hàng năm đều tăng, đất trống đồi núi trọc đang dần thu hẹp, chất lượng rừng mỗi ngày một nâng cao.

Công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng đang bám theo các cánh rừng phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay tỉnh Yên Bái có hơn 520 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, bao gồm: Ván bóc, băm dăm, ván thanh. đấy là chưa kể hàng trăm lò chưng cất tinh dầu quế, tinh dầu sả. Kinh tế rừng đã mang lại thu nhập cho người dân cả ngàn tỷ đồng, chỉ riêng huyện Văn Yên thu nhập từ quế khoảng 600 tỷ đồng mỗi năm.

15-06-49_3
Phơi gỗ.

Cách nay khoảng 20 năm, khi công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng chưa phát triển, người trồng rừng Yên Bái và các tỉnh khu vực Tây Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ… chủ yếu bán gỗ nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng.

Việc tiêu thụ gỗ các tỉnh được nhà máy phân chỉ tiêu hàng năm, tỉnh Yên Bái năm nào được phân nhiều nhất 100.000m3, trung bình 60.000 - 80.000m3/năm. Các hộ trồng rừng không thể bán trực tiếp cho nhà máy mà phải bán qua tay các cai gỗ, đầu nậu.

Vì thế, giá bán cũng chỉ được 250.000 - 350.000đ/m3, trừ công khai thác, cây giống, vận chuyển… người dân chỉ được lãi cành ngọn để làm củi. Nhiều gia đình tham gia trồng rừng nguyên liệu giấy trở nên khánh kiệt, họ phá rừng trồng cây lương thực để sống. Một số lâm trường phá sản do giá bán quá rẻ, rừng giao khoán cho các hộ công nhân và nông dân để trồng theo kiểu phát canh thu tô.

15-06-49_4
Bãi gỗ ván bóc.

Nay rừng có giá, thì các lâm trường khó có thể đòi lại đất của dân. Đó là khi kinh tế rừng đã trỗi dậy.

Trung bình mỗi năm tỉnh Yên Bái khai thác khoảng nửa triệu khối gỗ rừng trồng. Năm 2019, tính đến cuối tháng 10 thống kê chưa đầy đủ Yên Bái đã khai thác 528.067m3 gỗ rừng trồng các loại, chủ yếu là keo, quế và bồ đề. Toàn bộ số gỗ đó được chế biến thành ván bóc, gỗ băm dăm và xẻ gỗ ghép thanh cho xuất khẩu và cung cấp cho các nhà máy chế biến trong nước.

Năm 2019 gỗ ván bóc xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai và Thanh Thủy (Hà Giang) hơn 261.000 tấn, số gỗ này các doanh nghiệp xuất khẩu phần lớn thu mua từ Yên Bái.

15-06-49_6
Cơ sở chế biến ván thanh xuất khẩu.

Trong 520 cơ sở chế biến gỗ Cty CP Yên Thành có địa chỉ tại tổ 3, thị trấn Yên Bình ngoài thu mua gỗ rừng trồng về làm ván bóc, Cty còn làm ván ép để XK sang các nước phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… Cty nhập khẩu các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến để SX ra mặt hàng cao cấp.

Hàng năm Cty SX từ 6.500 - 7.000m3 ván ép, xuất khẩu trực tiếp sang Hàn Quốc khoảng 1.500m3, số còn lại bán cho các Cty trong nước: Thanh Hằng, Long Đạt, Việt Trung… để các Cty này XK. Doanh thu trung bình hàng năm của Cty CP Yên Thành khoảng 113 - 115 tỷ.

Ông Bàn Văn Vay, dân tộc Dao thôn Khe Vài, xã Trung Tâm, huyện Lục Yên cho biết: Gia đình ông có khoảng chục hecta rừng, trước đây là nương rẫy cũ của gia đình, gần hai mươi năm nay ông trồng keo, bồ đề và quế. Mỗi năm thu vài trăm triệu đồng từ rừng và cho thuê đất làm ván bóc.

Giá gỗ hiện nay khá cao, gỗ vanh 2 (chu vi 20cm) có giá 1,4 triệu/m3, vanh 3, 4 giá 1,6 triệu/m3… Gỗ càng lớn thì giá càng cao, có loại trên 2 triệu/m3.

15-06-49_1
Ông Bàn Văn Vay đang xếp lại đống gỗ mới mua về.

Nhà ông nằm cạnh QL70, nên bà Nguyễn Thị Hồng thuê mặt bằng để đặt máy chế biến ván bóc. Công nhân là người địa phương, giá thuê nhân công làm theo sản phẩm, giá cắt, bóc thành tấm 120.000đ/m3, giá phơi bó thành từng bó 100.000đ/m3. ngoài thu Tiền bà Hồng thuê mặt bằng 1,5 triệu/tháng ông Vay còn làm các việc như phơi gỗ, bó gỗ nên thu nhập cũng khá.

Con cái ông ngày nông nhàn cũng đi làm thuê cho bà Hồng, không phải đi làm ăn xa như nhiều người trong thôn, mỗi ngày cũng kiếm được 180 - 220 ngàn đồng. Đầu năm 2019 ông đã làm được ngôi nhà sàn cột bê tông lợp tôn lạnh giá khoảng 400 triệu rộng rãi, khang trang thay ngôi nhà sàn cũ nát. Ông cho hay tất cả tiền làm nhà đều từ rừng.

15-06-49_5
Ngôi nhà sàn của gia đình ông Bàn Văn Vay xây dựng từ rừng.

Tỉnh Yên Bái có gần chục cơ sở băm dăm, thu mua gỗ cành, ngọn mà các cơ sở chế biến ván bóc thải loại nằm ở các huyện: Yên Bình, Lục Yên và Trấn Yên. Hiện chưa có thống kê đầy đủ, nhưng mỗi năm các cơ sở này cũng SX vài chục ngàn tấn XK sang Trung Quốc và cung cấp cho các nhà máy giấy trong nước. Một số cơ sở làm viên nén từ mùn cưa XK sang các nước châu Âu đang hình thành, sản phẩm cũng vài trăm tấn mỗi năm.

Cuộc sống của người dân trồng rừng ở Yên Bái đã thay đổi căn bản từ công nghiệp chế biến gỗ. Theo tính toán của người dân, sinh khối mỗi ha rừng trồng các loại giống mới, có thâm canh thì sản lượng gỗ đạt 140 - 160m3/ha. Nếu để 6 - 7 năm mỗi ha tiền thu từ bán gỗ từ 240 - 260 triệu/ha, nếu để thành rừng gỗ lớn thu nhập trên 300 triệu/ha.

15-06-49_8
Gỗ ván bóc chờ XK qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai.

Khi kinh tế rừng đã trỗi dậy đã xuất hiện rất nhiều ngôi nhà cao tầng, lộng lẫy mọc ven các cánh rừng, quanh các cơ sở chế biến gỗ, đấy là “giấy” chứng nhận cho đời sống sung túc và giàu có của người trồng rừng.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ -TTg ngày 26-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.