| Hotline: 0983.970.780

Kỳ án ở Bến Tre: Mất đất sau 60 năm sử dụng!

Thứ Năm 14/05/2015 , 14:13 (GMT+7)

Suốt 15 năm qua, ông Trần Văn On, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) bức xúc nộp đơn khởi kiện vì khu thổ mộ mấy đời của gia đình, dòng họ ông bị xâm chiếm trái phép. 

Điều đáng nói, bản án dân sự phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chính quyền huyện vẫn tìm cách lật ngược vụ việc, hủy bản án đã được thi hành xong từ hơn chục năm trước…

Dùng lựu đạn trả thù chủ đất

Dòng tộc ông Trần Văn On ở xã Đa Phước Hội (nay là xã Tân Hội), huyện Mỏ Cày Nam có khu đất gồm 5 thửa: 1691, 1692, 2150, 2157 và 2712 thuộc tờ bản đồ số 01, tọa lạc tại xã Tân Hội, được Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày (cũ) nay là huyện Mỏ Cày Nam cấp CNQSDĐ (sổ đỏ) ngày 11/12/1995, theo Quyết định số 939/QSDĐ-UB. Khu đất này có nguồn gốc từ đời ông cố nội của ông On là cụ Trần Văn Khanh để lại cho gia đình ông trực tiếp quản lý nhiều đời nay, không xảy ra tranh chấp.

Trong 5 thửa đất trên, thửa 2712 có diện tích 800 m2 đất ruộng, Nhà nước đã thu hồi để xây Bệnh viện đa khoa Cù Lao Minh. Còn thửa 2150 diện tích 1.250m2 là phần đất thổ mộ gồm hàng trăm ngôi mộ của dòng tộc ông On, trong đó có 57 ngôi mộ của người ngoài họ tộc mai táng nhờ.

Mâu thuẫn tranh chấp xảy ra khi năm 1990, mẹ con bà Đoàn Thị Nhị tự lấn chiếm quốc lộ 57 và chiếm dụng cả một phần đất (190m2) của gia đình ông On để xây quán bán hàng. UBND xã Tân Hội đã giải quyết nhiều lần nhưng mẹ con bà Nhị vẫn “cố thủ”, không chấp hành trả lại đất.

Năm 2003, khi Nhà nước mở rộng quốc lộ 57, phần đất của mẹ con bà Nhị chiếm dụng trái phép và một phần diện tích đất của ông On cũng bị giải tỏa. Mẹ con bà Nhị lại tiếp tục lấn chiếm thêm vào phần đất thổ mộ còn lại của gia đình ông On để lập quán. Do vậy, ông On đã khởi kiện ra tòa, cả hai cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều buộc bà Nhị trả lại 190m2 đất cho ông On.

17-04-43_nh-1
Hàng rào ranh giới bao quanh khu đất thổ mộ từ xưa đến nay

Ngày 8/1/2002, Chi cục Thi hành án huyện Mỏ Cày (cũ) đã tổ chức cưỡng chế thu hồi 190m2 đất trao trả cho gia đình ông Trần Văn On.

Vậy nhưng, buổi sáng khi vừa cưỡng chế xong thì buổi chiều mẹ con bà Nhị thuê nhóm côn đồ đến hăm dọa rồi nhổ cột bê-tông phá hàng rào lưới B40 chiếm đoạt lại đất lần thứ hai.

Chưa xong, tối hôm đó con bà Nhị là Trần Văn Phu (xã đội phó) còn hung hăng mang lựu đạn tìm ông On để trả thù. Quá hoảng sợ gia đình ông On phải bỏ trốn và báo Công an huyện xuống lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức cưỡng chế.

Qua kiểm tra tại nhà riêng Trần Văn Phu còn phát hiện thêm nhiều viên đạn các loại, kíp nổ, thuốc nổ… nên Công an huyện đã thu giữ số vũ khí trái phép này, phạt vi phạm hành chính 750.000 đồng.

Đồng thời, UBND xã cho Phu nghỉ việc. UBND huyện Mỏ Cày Nam cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 mẹ con bà Nhị mỗi người 5 triệu đồng. Ấy vậy mà, không hiểu tại sao hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép của Trần Văn Phu và hành vi của mẹ con bà Nhị thuê lực lượng côn đồ chiếm đoạt tài sản vẫn không bị khởi tố hình sự (?).

Thẩm vấn một đường, tuyển một nẻo

Trong số hàng trăm ngôi mộ tồn tại trên phần đất thổ mộ họ tộc nhà ông Trần Văn On, có 32 ngôi mộ bị giải tỏa làm đường đã di dời, số mộ chôn cất nhờ còn lại hơn 20 ngôi, ông On vận động người thân di dời về nghĩa trang hoặc đất của gia đình họ. Còn lại số mộ của họ tộc ông On và một ngôi mộ của mẹ chồng bà Võ Thị Đào chôn cất nhờ trên đất hiện vẫn còn nguyên vẹn.

Đối với phần thổ mộ này, tất cả người thân trong họ tộc đã ký giấy thỏa thuận cho ông Trần Văn On đứng tên trong sổ đỏ để chăm sóc, trông coi mồ mả tổ tiên. Ông On tiến hành tu sửa mộ phần, nâng cấp cải tạo lại mặt bằng và phần đất dư phía mặt đường, ông On đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng.

17-04-43_nh-2
Ông On chỉ những phần mộ còn lại trên mảnh đất gia tộc mình

Ngày 30/8/2007, Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày (cũ) kí Quyết định số 198/QĐ-UBND cho phép ông Trần Văn On được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nghĩa trang, nghĩa địa sang đất ở nông thôn, nhưng đã bị mẹ con bà Nhị cưỡng đoạt gần 200m2 đất. Do vậy, suốt hơn 10 năm qua, ông On liên tiếp gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị xử lý hành vi chiếm đất của mẹ con bà Đoàn Thị Nhị.

Tuy nhiên, khi trả lời đơn, Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam Lê Minh Tấn lại cho rằng: “Do trước đây bà Võ Thị Đào cho bà Nhị đất ở, nay bà Đào đang gửi đơn kiện ông On đòi lại đất nên chờ tòa án huyện xử lý xong, tôi sẽ giải quyết…”.

Thấy quá bức xúc vì bỗng dưng xuất hiện “nhân vật” bà Đào nào đó kiện mình ra tòa nên ông On đã phải tìm hiểu thì được biết bà Võ Thị Đào (SN 1946) quê gốc ở xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày nhưng sau giải phóng miền Nam đã đi lấy chồng và sinh sống, lập nghiệp ở TP.Cần Thơ.

Đồng thời, khi cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh cũng cho thấy, bà Đào không có hộ khẩu, đất đai, nhà cửa tại xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Nam, mà chỉ có một ngôi mộ của mẹ chồng bà mất trước khi bà lấy chồng (?).

Trong khi đó, khu thổ mộ của họ tộc ông On trực tiếp quản lí từ nhiều đời nối tiếp nhau. Đồng thời, cả ba đời Chủ tịch UBND huyện trước đó đã công nhận phần thổ mộ của họ tộc ông Trần Văn On bằng những văn bản pháp lí cụ thể. Vậy nhưng, ngày 27/12/2013, UBND huyện Mỏ Cày Nam lại ra quyết định số 2330/QĐ-UBND thu hồi giấy CNQSDĐ số 939/QSDĐ/11/QĐ-UB với lý do thửa đất 2150 là đất thổ mộ chung (có người thân của một trong ba ngôi mộ chưa di dời).

Thấy lý do thu hồi giấy CNQSDĐ quá vô lý, ông Trần Văn On đã khởi kiện quyết định hành chính của UBND huyện Mỏ Cày Nam ra tòa án 2 cấp ở tỉnh Bến Tre.

Điều đáng nói là, tại phiên tòa, trong phần thẩm vấn, các thẩm phán và Viện Kiểm sát đều thẳng thắn nêu hàng loạt hậu quả pháp lý của việc UBND huyện Mỏ Cày (cũ) đã ra quyết định cho phép ông Trần Văn On được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thổ mộ sang đất thổ cư, nhưng nay lại hủy quyết định và thu hồi giấy CNQSDĐ.

Như vậy hậu quả sẽ gây thiệt hại không chỉ riêng gia đình ông On mà trên phần đất này còn có 4 căn nhà đã xây cất của con cháu ông On đang ở ổn định... Tuy nhiên, kết luận cuối cùng trong bản án của tòa phúc thẩm (ngày 13/3/2015) vẫn quyết định bác đơn của ông On và tuyên cho “ông chính quyền” thắng kiện.

“Gia đình ông Trần Văn On đã quản lý khu đất thổ mộ này từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1995, ông On được UBND huyện Mỏ Cày (cũ) cấp giấy CNQSDĐ.

Trước năm 1995, ông On có sổ thuế nông nghiệp, chứng tỏ ông đã hoàn thành nghĩa vụ thuế nông nghiệp đối với Nhà nước.

Tuy nhiên, UBND huyện Mỏ Cày Nam vẫn ra quyết định thu hồi giấy CNQSDĐ của ông On và ghi: “Khi nào ông On chứng minh được nguồn gốc đất của ông bà để lại bằng giấy tờ từ thời Pháp thuộc thì UBND huyện sẽ cấp giấy lại….

Đây là một quyết định mập mờ và thiếu căn cứ để thu hồi đất của gia đình ông On?”, Luật sư Lê Nguyên Đán, Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm