| Hotline: 0983.970.780

Kỹ sư chân đất chế tạo máy phun thuốc trừ sâu tự động

Thứ Bảy 06/07/2019 , 10:20 (GMT+7)

Xuất thân từ một nông dân, chưa qua trường lớp đào tạo chính quy nhưng anh Phạm Văn Bình (SN 1978, trú buôn Tang, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, Gia Lai) đã chế tạo thành công chiếc máy phun thuốc tự động sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Năm 2013, anh Bình bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo một chiếc máy phun thuốc thân thiện với người nông dân. Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và 10 lần chỉnh sửa, cuối cùng máy phun thuốc được gắn ở sau xe máy đã ra đời và được nhiều nông dân mua về sử dụng.

Anh Bình hướng dẫn sử dụng máy phun thuốc sâu.

Năm 2017, anh Bình đã đưa máy phun thuốc tự động do mình sáng chế tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ 8 và sản phẩm này đã đạt giải ba toàn tỉnh.

Theo kỹ sư chân đất này, máy phun thuốc được gắn và sử dụng hoàn toàn trên xe máy. Nó có thể phun tại chỗ hoặc vừa chạy vừa phun. Hệ thống phun được gắn ở sau xe máy nên ít gây độc hại cho người sử dụng. Nông dân chỉ cần ngồi lên xe và điểu khiển thì dàn phun bắt đầu hoạt động.

Cũng theo anh Bình, khi sử dụng máy này, một người có thể phun được từ 5 - 7 ha/ngày, nghĩa là khoảng 2 giờ sử dụng thì máy đã phun xong 1 ha. Trong khi đó, với loại bình 16 lít trước đây, để phun thuốc cho 1ha thì phải mất từ 2 - 3 người/ngày.

Chiếc máy này còn có ưu điểm là người sử dụng có thể tháo ráp rất dễ và nhẹ nhàng. Giàn phun dài từ 2,5 - 5m có thể di chuyển lên cao hoặc xuống thấp như ý muốn người sử dụng và có thể tự động gập lại khi gặp vật cản nên rất phù hợp với địa hình đồi dốc.

Anh Bình khởi động giàn phun thuốc.

Dù chiếc máy đã quá tốt đối với người dân vùng đất "chảo lửa", song anh Bình vẫn dừng lại ở đó. Đầu năm 2019, người nông dân này lại cho ra đời phiên bản nâng cấp của máy phun thuốc tự động. Chiếc máy này có nhiều chức năng hơn, đặc biệt là có thêm bộ phận sử dụng điện năng lượng mặt trời.

Anh Bình cho biết, phiên bản nâng cấp có nhiều ưu điểm hơn so với những chiếc máy trước. Với dàn khung được cải tiến, người sử dụng có thể dễ dàng lắp đặt trên tất cả các loại xe máy mà không bị hạn chế như phiên bản trước. Máy có hệ thống giúp giảm bớt tiêu hao nhiên liệu, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

Chiếc máy còn rất thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu khí thải và giảm tiếng ồn của động cơ. Kết cấu của máy rất đơn giản gồm một bộ khung sắt, một số béc phun được gắn ở hai càng, hai bên xe được lắp các can để đựng thuốc.

Động cơ của máy chạy bằng điện ắc quy 12V, nó có thể tận dụng được điện của ắc-quy trong xe máy, người dùng không phải tốn tiền mua ắc-quy nữa.

"Ngoài ra, tôi còn trang bị thêm một tấm pin năng lượng mặt trời ở phía trên dàn khung nên người dùng không cần phải nạp điện cho bình ắc-quy sau khi đã phun xong”, anh Bình phấn khởi khoe.

Một tấm pin năng lượng mặt trời được lắp ở phía trên giàn khung giúp người dùng không cần phải nạp điện cho bình ắc-quy.

Nhờ loại bỏ nhiều chi tiết không cần thiết nên giá thành của máy phun thuốc tự động do anh Bình sáng chế đã rẻ hơn trước rất nhiều. Giờ đây, chỉ cần bỏ ra từ 1,5 - 5 triệu đồng là người dân có thể sở hữu một chiếc máy phun thuốc tự động do anh Bình sáng chế.

Chiếc máy này có thể sử dụng để phun thuốc cho nhiều loại cây trồng như mì, mía, thuốc lá, điều… Mỗi lần có thể phun được 60 lít và dự kiến mỗi ngày có thể phun được 6 - 8ha.

Hiện những chiếc máy phun thuốc phiên bản mới của anh Bình đã có nhiều khách hàng ở các xã Phú Cần, Ia Rmok, Chư Drăng, Chư Rcăm và thị trấn Phú Túc đặt mua và được đánh giá rất cao vì tính hiệu quả của nó mang lại.

Là người đặc mua chiếc máy phun thuốc do anh Bình sáng chế, ông Bùi Đình Nghiệp (thôn Quỳnh 2, xã Chư Rcăm) cho biết, sử dụng chiếc máy phun thuốc này có ưu điểm là hệ thống bơm rất nhanh và đều, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, tiện lợi hơn những máy đang bán trên thị trường mà giá lại rẻ.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm