| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật bón phân cho cây na trên đất dốc Lạng Sơn

Thứ Năm 20/04/2017 , 08:33 (GMT+7)

Na là một loại cây có tính thích ứng rộng, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Quả na có độ ngọt cao, lại có hương thơm nên được nhiều người ưa thích.

08-07-40_n-di-dong-bnh
Phân Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, đặc biệt phù hợp cho vùng cao, đất dốc

Việt Nam hiện có 2 loại: Na dai và na bở. Na dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Na dai chịu rét tương đối tốt, mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân ấm áp trở lại vào tháng 4 - 5 lại ra đợt lá mới và ra hoa. Nhờ đó, na dai trồng được trên nhiều vùng khí hậu, cả vùng đất cao hạn gặp mùa khô khắc nghiệt của các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn…

Tại huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), các nương, đồi na chạy dài theo sườn đồi và thung lũng chân các dãy núi đá vôi. Vùng núi đá Cai Kinh và Tam Yên (Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng) là những vùng na dai nổi tiếng của huyện Hữu Lũng, mỗi xã có vài trăm ha chạy theo sườn và chân núi đá.

Ở vùng này, các dải đất và đá xen kẽ, đá nổi nhiều, tầng đất không dày và kết cấu rời rạc, độ dốc lớn nên hiện tượng rửa trôi diễn ra rất khốc liệt. Tuy chịu được đất xấu nhưng cây na chỉ phát huy được ưu điểm trên đất không chua, nhiều màu. Nếu thiếu phân bón chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Do vậy, phải chăm sóc cây từ khi mới trồng và cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để cây khoẻ, nhiều nhựa, sức sống tốt mới cho nhiều quả, ngon.

Đất đồi ở Hữu Lũng hầu hết kết cấu rời rạc, giữ dinh dưỡng kém. Khi sử dụng các loại phân đơn, phân NPK thông thường rất dễ bị rửa trôi, mặt khác các loại phân trên chỉ cung cấp được 1 - 3 thành phần NPK, còn thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung, vi lượng mà những chất này cực kỳ cần thiết cho cây na.

Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây na ăn dần trong suốt vụ. Vườn na trên 5 tuổi nên tăng lượng phân bón cho vườn để có năng suất thu hoạch cao.

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphat với serpentin hoặc olevin, manhezit ở nhiệt độ 1.400 - 1.450 độ C, sau đó làm lạnh đột ngột nên sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong đó, P2O5 15 - 19%, MgO 15 - 18% ,SiO2 24 - 32%, CaO 28 - 34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%, Chất Mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; Chất molipden: 0,001%; Chất Coban: 0,002; Chất Bo: 0,008%; Chất Kẽm: 0,00014%.

Phân Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, đặc biệt phù hợp cho vùng cao, đất dốc; chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra nên khi cây ăn hết phân, cây chưa ăn đến còn tồn lại các vụ sau.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển loại NPK 5:10:3 dạng viên có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N 5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15%,và các chất vi lượng: Zn, Cu, Mn, B, Mo...

Loại NPK 12:5:10 có hàm lượng: N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%... giúp cây na phát triển khỏe và bền, ít sâu bệnh hại, nhiều quả, quả to đều, chất lượng thơm, ngon.

Cách dùng phân bón Đa yếu tố NPKVăn Điển cho cây na (lượng bón kg NPK/cây):

       Loại phân

Tuổi cây

Bón đợt I

NPK (5:10:3)

Bón đợt 2

NPK (12:5:10)

Bón đợt 3

NPK (12:5:10)

KTCB(1-3 tuổi)

0,5 - 2,0

0,3 - 0,5

0,3 - 0,5

3-5 tuổi

2,5 – 3,0

1,5 – 3,0

1,5 – 3,5

Trên 5 tuổi

Trên 3,5

Trên 3

Trên 4

Cách bón :

- Tạo rãnh: Ghé lưỡi cuốc tạo rãnh xung quanh mép tán, độ sâu 3 - 5cm, rắc phân NPK xong lấp đất, ủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển.

- Các đợt bón:

+ Bón đợt I: Tháng 9 -1 0 sau khi thu hái quả; có thể bón đến tháng 1 trước khi đốn tỉa cành, tuốt lá. Nếu có phân hữu cơ ủ mục bón cùng ĐYT NPK 5:10:3 rất tốt. Trên sườn dôc hoặc khe đá nên sử dụng lân nung chảy Văn Điển và tạo mọi điều kiện để vùi phân và lấp đất kín.

+ Bón đợt II: Tháng 2 - 4 bón đón lộc, đón hoa.

+ Bón đợt III: Tháng 6 - 7 bón nuôi cành, nuôi quả.

Các đợt 2,3 sử dụng phân đa yếu tố NPK 12:5:10, bón theo tán cây. Nếu trời khô hạn có thể ngâm nước khoảng 15 - 20 phút cho phân tan rồi hòa tưới.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm