| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật bón phân NPK Ninh Bình cho lúa mùa

Thứ Tư 19/06/2019 , 11:17 (GMT+7)

Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã sản xuất và đưa ra thị trường nhiều loại phân NPK khác nhau: Loại 3 mầu, loại tan nhanh một hạt, phù hợp với từng loại cây trồng và các loại đất khác nhau để bà con nông dân lựa chọn phù hợp đưa vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Đặc điểm sản xuất vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc

Thời tiết, khí hậu: Bắt đầu vào thời vụ canh tác lúa mùa (xung quanh tiết tiểu thử), trời có nhiều đợt nắng nóng, nhiệt độ cao có xen kẽ mưa giông. Thời kỳ lúa con gái và lúa đứng cái là lúc có nhiều giông bão. Sau lập thu đến hàn lộ tiết trời chuyển lạnh dần.

Đồng ruộng: Sau thu hoạch lúa chiêm xuân còn tồn tại nhiều rơm rạ, có nhiều thửa, lúa chết và cỏ rác mọc kín mặt ruộng. Khi làm đất dưới tác động của nhiệt độ cao, rơm rạ cỏ rác phân hủy nhanh cung cấp dinh dưỡng cho đất nên khi gieo cấy lúa tốt nhanh, thời gian đầu đến giai đoạn sau dinh dưỡng trong đất giảm dần. Mặt khác do rơm rạ cỏ rác phân hủy dễ để lại di chứng làm cho đất chua và có chỗ bị ngộ độc hữu cơ.
 

Giống lúa và thời vụ canh tác

Lúa thuần và lúa lai: Chủ yếu là các giống Bắc thơm số 7, BC 15, Khang Dân 18, Nhị ưu 838, Thục Hưng 6, BTE-1, GS9… Thời gian sinh trưởng từ 100 - 130 ngày

Thời vụ: Chia làm 3 trà. Trà sớm là các giống lúa ngắn ngày gieo cấy trong tháng 6 trước tháng 7, thu hoạch vào tiết bạch lộ hoặc thu phân. Trà trong gieo cấy cuối tháng 6 nửa đầu tháng 7 thu hoạch vào tiết hàn lộ hoặc sương giáng. Trà muộn dài ngày gieo cấy đầu tháng 7 thu hoạch vào tiết lập đông.
 

Sử dụng các loại phân bón NPK Ninh Bình

Bón phân NPK Ninh Bình tiết kiệm chi phí SX, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất.

Bón NPK Ninh Bình để lúa đạt năng suất, chất lượng cao, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng thu nhập cho nhà nông. Căn cứ vào yêu cầu phân bón của từng giống lúa và đặc điểm đồng ruộng từng vùng, lựa chọn các loại phân bón NPK thích hợp để lúa cho năng suất, chất lượng, tiết kiệm phân bón và hạn chế sâu bệnh phát triển.

NPK Ninh Bình có nhiều chủng loại phù hợp với từng loại đất và cây trồng cụ thể:

Đối với chân ruộng chua, trũng, nghèo dinh dưỡng: Khuyến cáo bà con nên chọn phân hỗn hợp bón lót NPK: 5.12.3, 10.10.5, 10.12.5… Lân được sản xuất bằng lân nung chảy cho nên trong thành phần ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung lượng hàm lượng cao như CaO (vôi) 15%, MgO (magiê) 5%, SiO2 (silic) 10%.

Các chất trung lượng giúp cho lúa quang hợp tốt, cứng cây, dày lá chống đổ ngã và rất có hiệu quả trong khử chua, khử độc, hạ phèn trong đất tạo môi trường thuận lợi cho lúa phát triển. Vì vậy bón lót các loại NPK trên nhà nông không phải bón vôi.

Một ưu điểm nổi bật của các loại phân bón NPK trên trong thành phần còn có các nguyên tố vi lượng như B, Mo, Co, Zn, Mn, Cu… rất cần thiết cho lúa sinh trưởng, phát triển.

Đối với chân ruộng ít chua, chân vàn, vàn cao đất pha cát và canh tác các giống lúa ngắn ngày: Sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK dạng viên một màu trong thành phần có lân supe phối hợp lân nung chảy, các chất dinh dưỡng khác, bao gồm NPK 8.7.3, NPK-S 5.10.3+8S NPK-S 6.9.3+8S; NPK-S 12.6.3+8S… Các loại NPK trên dùng cho bón lót có đặc điểm tan nhanh, kích thích cho lúa phát triển nhất là các giống ngắn ngày.

Phân bón thúc dùng cho mọi chân đất và tất cả các giống lúa: Đặc điểm của phân bón thúc trong thành phần chủ yếu là đạm và kali, một phần lân cùng các chất vi lượng có tác dụng giúp lúa đẻ tập trung, cứng cây, tăng bông, to bông, mẩy hạt đó là NK 12.10+TE, NK 11.11+TE; đặc biệt loại phân bón thúc cao cấp NPK-S 16.5.17+6S+TE.

Các loại phân bón cao cấp có tổng số chất dinh dưỡng NPK >30% dùng bón lót và bón thúc cho lúa vừa cho năng suất, chất lượng vừa thuận lợi cho nhà nông chăm bón. Đó là NPK 16.16.8, NPK 17.8.8+TE, NPK 13.13.13 + TE…

Các loại phân bón cao cấp của Công ty CP Phân lân Ninh Bình trong thành phần được kết cấu một lượng nhỏ phân lân nung chảy, đặc biệt phân được bổ sung lượng hoạt chất hữu cơ có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng giúp cây lúa khỏe, bộ rễ lúa phát triển rất mạnh, đất tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
 

Kỹ thuật bón NPK Ninh Bình cho lúa mùa

Phân NPK Ninh Bình cho mùa vàng bội thu.

Bón đủ lượng: Để lúa mùa có năng suất, chất lượng cao, một trong những yêu cầu về kỹ thuật và bón phân phải bảo đảm đủ lượng các loại dinh dưỡng như đạm, lân, kali và các nguyên tố trung lượng như can xi, magiê, silic, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng… Ví dụ để có năng suất trên 7 tấn/ha cần bón tối thiểu cho 1 ha là N: 120kg, P2O5: 60kg, K2O: 50kg.

Trên bao bì các loại phân bón NPK của Ninh Bình dùng cho bón lót, bón thúc hoặc loại dùng cho cả bón lót và bón thúc đã ghi cụ thể lượng phân bón dùng cho 1 sào Bắc bộ (360m2) được chia ra bón lót, bón thúc đẻ nhánh và bón thúc phân hóa đòng rất cụ thể.

Tùy đặc điểm thâm canh của từng giống lúa, đất tốt xấu và khả năng bón phân để xác định cụ thể lượng NPK cần bón cho 1 sào: Ví dụ loại phân cao cấp NPK 16.16.8+TE lượng bón cho 1 sào lúa Bắc thơm số 7 từ 15 - 18kg (đất tốt có phân chuồng chỉ cần bón 15kg, đất trung bình 16kg, đất xấu 17-18kg). Trong đó bón lót 7-8kg/sào, thúc lần 1: 5-6kg, lần 2: 4-5kg.

Bón đúng thời điểm: Bón đúng thời điểm có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lúa. Đối với lúa mùa kể cả lúa gieo thẳng và lúa cấy nên bón 3 thời điểm:

- Bón lót: Rất cần thiết để suy trì sự phát triển bình thường của lúa, giúp cho bộ rễ lúa ăn sâu, lúa cứng cây không bị đổ ngã. Bón lót trước khi cấy hoặc trước khi gieo thẳng.

- Bón thúc lần 1 giúp cho lúa đẻ nhánh tập trung nhằm tăng số bông trên khóm. Lúa đẻ nhánh càng sớm thì số bông càng nhiều. Do đó không bón lại vì lúa đẻ lai rai nhiều dảnh sẽ không có bông. Thời điểm bón thúc vụ mùa đối với lúa gieo thẳng trong phạm vi 10 - 15 ngày sau gieo, lúa cấy 8 - 12 ngày sau cấy.

- Bón thúc lần 2 giúp lúa xây bông (bông to) và mẩy hạt, không bị đổ ngã. Thời điểm bón có tác dụng nhất khi lúa phân hóa đòng (lá lúa khép góc, đỉnh lá thắt eo, lá ngả màu vàng). Đối với lúa ngắn ngày thời gian phân hóa đòng từ 45 - 55 ngày sau gieo cấy, lúa dài ngày 60 - 70 ngày.

Cách bón: Bón đúng cách có tác dụng chống thất thoát phân bón, lúa tốt chắc, chống đổ ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất.

Cụ thể: Bón lót sâu có tác dụng chống phân bị rửa trôi, bốc hơi và cỏ dại sử dụng phân trước lúa. Đồng thời giúp lúa có bộ rễ phát triển sâu, cây tốt chắc, không bị đổ ngã.

Trong điều kiện ruộng có bờ nên bón phân lót cho lúa trước lượt bừa kép ống cuối cùng. Trong điều kiện ruộng sâu, nhiều nước nên bón ngay sau lúc bừa xong nước còn đang đục.

Đối với lúa gieo thẳng để trong nước, đứng bùn mới tháo nước để gieo. Phân bón lót sẽ nằm dưới lớp bùn màu do nước đục lắng xuống.

Bón phân thúc không nên bón buổi sáng khi lá lúa còn hạt sương, không bón buổi trưa trời nóng, tốt nhất bón vào buổi chiều mát. Bón thúc yêu cầu ruộng có nước để phân hòa tan ngấm xuống lớp bùn màu tiếp cận trực tiếp với rễ lúa.

Các bao phân bón của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đều có hướng dẫn sử dụng. Đề nghị nhà nông đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bón phân.

Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã sản xuất và đưa ra thị trường nhiều loại phân NPK khác nhau: Loại 3 mầu, loại tan nhanh một hạt, phù hợp với từng loại cây trồng và các loại đất khác nhau để bà con nông dân lựa chọn phù hợp đưa vào sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.

Với phương châm phục vụ bà con nông dân được tốt nhất Công ty luôn phối kết hợp với các chuyên gia nông nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương tập huấn và tư vấn cho bà con nông dân về kỹ thuật sử dụng phân bón hiệu quả. Với thương hiệu và uy tín của mình Công ty luôn khẳng định, cam kết về chất lượng và giá bán cạnh tranh nhất. Chúc bà con nông dân sức khỏe và chuẩn bị tốt cho sản xuất vụ mùa đạt năng suất cao.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm