| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả trên lúa xuân, nông dân tiếp tục chọn phân Văn Điển cho lúa mùa

Thứ Ba 16/07/2024 , 15:14 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Mô hình bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển tại Tuyên Quang cho thấy hiệu quả cao với lúa xuân, khuyến cáo tiếp tục sử dụng cho vụ mùa 2024.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng sinh trưởng, phát triển khỏa mạnh, năng suất, chất lượng.

Vai trò của đa - trung - vi lượng với cây lúa

Theo các kết quả nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng cho thấy, cây trồng có nhu cầu sử dụng từ 18 đến 23 chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó, có 3-4 chất dinh dưỡng được cây lúa sử dụng nhiều nhất là đạm, lân, kaly, silic,... gọi là dinh dưỡng đa lượng.

Ngoài ra, một số chất cây sử dụng ít hơn như Ca, Mg,... gọi là trung lượng, các chất vi lượng tuy cây trồng sử dụng rất ít song lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sống của thực vật như: Mo, Bo, Zn,...

Khi được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa - trung - vi lượng, cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, thich ứng tốt với ngoại cảnh bất thuận, ít bị sâu bệnh gây hại và cho năng suất, chất lượng cao.

Do vậy, phân bón luôn giữ vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là một trong những yếu tố quyết định đến sinh trưởng, khả năng chống chịu, năng suất và phẩm chất nông sản.

Trong những năm gần đây, cùng với tiến bộ khoa học về phân bón, các khoa học kết hợp với các doanh nghiệp đưa ra nhiều loại phân bón tổng hợp NPK, tạo nên cuộc cách mạng trong thâm canh cây trồng.

Để sử dụng phân bón thích hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao trong thâm canh lúa, người nông dân từng bước đưa phân tổng hợp NPK vào dần thay thế cho các loại phân đơn (phân bón chứa 1 chất dinh dưỡng), phân 2-3 chất như phân bón NK, NPK,... nhưng việc sử dụng phân tổng hợp NPK còn nhiều hạn chế về thành phần dinh dưỡng cũng như quy trình sử dụng.

Trên thị trường phân bón hiện nay, phân lân nung chảy Văn Điển là phân đa dinh dưỡng, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19% còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi (CaO 28-34%), magie (MgO 15-18% ), siic (SiO2 24-32%) và nhiều dinh dưỡng vi lượng khác rất cần thiết cho cây trồng.

Tất cả các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%. Từ phân lân nung chảy Văn Điển, kết hợp với đạm ure và kaly sản xuất ra phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa như:

Phân bón đa yếu tố NPK 5.12.3, thành phần chủ yếu gồm: Nts: 5%; P2O5hh: 12%; K2Ohh: 3%; MgO: 2%; CaO: 10%; SiO2: 10%; S: 3%. Ngoài ra, còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo,...

Phân bón đa yếu tố NPK 13.3.10, thành phần chủ yếu gồm: Nts: 13%; P2O5hh: 3%; K2Ohh: 10%; MgO: 1%; CaO: 4%; SiO2: 7%; S: 7%. Ngoài ra, còn có các chất vi lượng khác như: Fe, Al, Mn, Mo,…

Mô hình lúa xuân sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tại xã Yên Nguyên, Chiêm Hoá, Tuyên Quang cho hiệu quả kinh tế cao hơn 2.405.000 đồng/ha (tăng 7%) so với mô hình bón phân NPK thông thường.

Mô hình lúa xuân sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tại xã Yên Nguyên, Chiêm Hoá, Tuyên Quang cho hiệu quả kinh tế cao hơn 2.405.000 đồng/ha (tăng 7%) so với mô hình bón phân NPK thông thường.

Kết quả mô hình sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điền cho lúa xuân xứ Tuyên

Nhằm giúp nông dân thâm canh cây lúa đạt hiệu quả cao, vụ xuân 2024, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với Đại lý cấp I Ninh Ngọc Cơ ở Tuyên Quang triển khai thực hiện mô hình bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa vụ xuân tại các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên trên một số giống lúa so với việc sử dụng phân đơn cùng một số phân NPK thông thường và đã thu được kết quả như sau.

Phân bón thực hiện mô hình:

- Phân bón lót: Đa yếu tố NPK Văn Điển 5.12.3 dạng viên

- Phân bón thúc: Đa yếu tố NPK Văn Điển 13.3.10 dạng viên

Quy mô và địa điểm thực hiện: 03 mô hình (01ha/mô hình)

1. Xã Minh Quang, huyện Lâm Bình:

- Diện tích : 01ha

- Giống lúa: ADI73

- Phân bón đối chứng: Supe lân + đạm ure + kaly

2. Xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa:

- Diện tích: 01ha

- Giống lúa: Thụy Hương 308

- Phân đối chứng: NPK 5.10.3 thông thường + NPK 12.5.10 thông thường

3. Xã Thanh Tương, huyện Na Hang

- Diện tích: 01ha,

- Giống lúa: ĐB18

- Phân bón đối chứng: Supe lân + đạm ure + kaly + NPK 12.5.10 thông thường

Đánh giá kết quả mô hình

Nhìn chung, các giống lúa được bón phân NPK Văn Điển cây lúa sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh vừa phải, khóm lúa gọn, bộ lá đứng, thân cây cứng nên sâu bệnh bị nhiễm rất nhẹ so với các ruộng đối chứng.

Lúa trỗ tập trung, lá đòng và bộ lá công năng đứng, bộ lá đòng có tuổi thọ cao, màu vàng tươi đến lúc thu hoạch. Thân cây cứng khả năng chống đổ ngã rất tốt, thích ứng cho việc thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, giảm tổn thất khi thu hoạch, tiết kiệm chi phí lao động, tăng chất lượng nông sản.

Số bông/m2, số hạt/bông và số hạt chắc/bông của công thức bón phân chuyên dùng NPK Văn Điển đều cao hơn so với đối chứng. Đặc biệt, số hạt chắc/bông tăng rõ rệt, tỉ lệ lép giảm đáng kể (từ 7 - 9%), đây là những yếu tố rất quan trọng để cấu thành năng suất của giống lúa. Do đó, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế đều cao hơn so đối chứng, tăng từ 05 - 12%.

Sau khi trừ chi phí sản xuất, công thức bón phân chuyên dùng NPK Văn Điển tại mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn 2.405.000 đồng/ha (tăng 7%) so với mô hình bón phân NPK thông thường kết hợp với phân bón đơn; 4.165.000 đồng/ha (tăng 11%) so với mô hình bón phân NPK thông thường; 4.552.000 đồng/ha (tăng 12%) so với mô hình bón phân bón đơn.

Lúa mùa được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh và đổ ngã, hạn chế bị bệnh bạc lá.

Lúa mùa được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh và đổ ngã, hạn chế bị bệnh bạc lá.

Khuyến cáo cho sản xuất vụ lúa mùa 2024

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa đã đồng thời cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng N-P-K và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng giúp cây sinh trưởng đều, khoẻ, cứng cây, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt. Lúa đẻ nhánh tập trung, số bông hữu hiệu và hạt chắc/bông nhiều, lá xanh bền đến giai đoạn cuối vụ tạo tiền đề cho năng suất cao hơn bón phân đơn và các loại phân bón NPK thông thường.

Thông thường, những tháng nửa cuối năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc mưa nhiều, mưa tập trung với cường độ cao, đặc biệt khi hiện tượng La Nina như năm nay. Mưa có sấm sét là bổ sung thêm dinh dưỡng đạm cho cây trồng, nhất là giai đoạn cuối vụ càng làm cho cây lúa thân mềm, lá mỏng, dễ đổ ngã, cộng với gió to làm rách lá tạo điều kiện cho bệnh bạc lá lúa phát sinh nhanh chóng lây lan thành dịch.

Kinh nghiệm của lão nông cho thấy: Để lúa vụ mùa thắng lợi cần tránh 2 cửa tử là lúa đổ và lúa bị bệnh bạc lá. Ngoài công tác giống lúa và thời vụ gieo cấy, việc cung cấp cân đối đam, lân, kaly, đặc biệt các dinh dưỡng trung, vi lượng mang ý nghĩa quyết định đến khả năng chống chịu và tạo điều kiện cho năng suất, chất lượng cao.

Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa là lựa chọn thông minh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nhiều phức tạp khó lường.

Từ kết quả mô hình trình diễn và thực tiễn sản xuất lúa xuân, xin khuyến cáo lựa chọn và sử dụng phân bón Đa yếu tố NPK Văn Điển chăm bón cây lúa mùa 2024 ở Tuyên Quang và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Lúa 1, một trong những sản phẩm trong bộ phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón lót cho lúa.

Lúa 1, một trong những sản phẩm trong bộ phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón lót cho lúa.

Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà bón khoảng 15-20kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa công thức NPK 5:12:3,10:10:5, 10:7:3 hoặc phân đa yếu tố Lúa 1 chuyên bón lót.

Lúa 1 có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK và các chất trung vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông, giúp cây lúa tăng sức chống chịu, tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Để phân bón lót được trộn đều và vùi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông, phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng. Nếu lo mất nước, mất phân có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng.

Lúa 2, sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho bón thúc và bón đón đòng.

Lúa 2, sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho bón thúc và bón đón đòng.

Bón thúc: Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà bón 8-12kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa, công thức NPK 13:3:10,16:5:17,...

Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng bón khoảng 8-10kg/sào, ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 10-12kg/sào.

Với lúa cấy cả cấy thủ công hay cấy máy cần bón phân thúc đẻ sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Riêng chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng thân, phương thức gieo vãi có thể bón thúc làm 2 lần: thúc đẻ bón 60-70% lượng phân bón thúc.

Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại. Chỉ những ruộng lúa cao sản và sức chống chịu kém như giống lúa BC15, TBR225,... hoặc các giống lúa nếp cao cây, cuối vụ có thể bón thêm 2-3kg kaly/sào, còn lại tất cả đều không được bón phân đạm đơn và bón nhôi nhai phòng rầy nâu và bệnh bạc lá có thể phát dịch giai đợn cuối vụ.

Xem thêm
Sâu hại đục thân gốc và cành điều

Sâu đục thân gốc và cành là một loại xén tóc, đục vào thân cành, gây hại nghiêm trọng trên các vườn điều già cỗi, trồng dầy, rậm rạp, ít chăm sóc.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?