| Hotline: 0983.970.780

Lạc phát huy thế mạnh ở Duyên hải Nam Trung bộ

Thứ Tư 06/10/2021 , 09:00 (GMT+7)

Từ khi có nước tưới của hệ thống kênh tưới Văn Phong đưa nước từ hồ Định Bình đi ngang qua, diện tích sản xuất cây lạc trên địa bàn tăng vùn vụt.

Hiện các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là nhiệm vụ then chốt. Để tăng hiệu quả sản xuất, nhiều địa phương đã thúc đẩy nông dân chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng những cây trồng cạn. Trong đó, lạc là cây trồng được nông dân ưu tiên chọn lựa bởi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng cho cây lạc tại địa bàn phường Hòa Xuân Tây (Thị xã Đông Hòa, Phú Yên). Ảnh: T.P.

Mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng cho cây lạc tại địa bàn phường Hòa Xuân Tây (Thị xã Đông Hòa, Phú Yên). Ảnh: T.P.

Ví như ở Phú Yên, từ năm 2015, khi tỉnh này có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, diện tích trồng lạc trên địa bàn thị xã Đông Hòa ngày càng được nhân rộng. Theo tập quán, mỗi năm nông dân Đông Hòa sản xuất 2 vụ lạc, do không luân canh nên năng suất lạc ngày càng giảm sút bởi các nguyên nhân như sâu bệnh hại tấn công, mật độ trồng không phù hợp, chế độ bón phân bón và chăm sóc không hợp lý.

Trước thực trạng trên, để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và chuyển đổi phương thức sản xuất, trong vụ đông xuân 2020 - 2021, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên và Trạm Khuyến nông thị xã Đông Hòa đã phối hợp với Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp (VTKTNN) Bình Định triển khai mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng cho cây lạc trên địa bàn phường Hòa Xuân Tây (thị xã Đông Hòa) với diện tích 4 sào (500m2/sào). 

Qua mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên nhận xét: Lạc là cây trồng có nhu cầu cao về phân đạm, song nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ đã cung cấp một lượng đạm đáng kể, nên việc bón nhiều đạm sẽ làm giảm năng suất củ (quả) do sinh khối cây phát triển mạnh. 

Ngoài  ra, phân kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển củ làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Việc bón thiếu kali ở ruộng đối chứng làm cho cây lạc có tỷ lệ củ một nhân nhiều và tỷ lệ dầu thấp. 

Lạc là cây trồng chủ lực của nông dân trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, chỉ đứng sau cây lúa. Ảnh: T.P.

Lạc là cây trồng chủ lực của nông dân trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, chỉ đứng sau cây lúa. Ảnh: T.P.

Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông Phú Yên, các ruộng lạc trong mô hình lãi hơn 80 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng đối chứng hơn 27,3 triệu đồng/ha, tăng 52%.

Cũng với mục đích trên, trong vụ đông xuân 2020 - 2021, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã phối hợp với Công ty CP VTKTNN Bình Định triển khai thực hiện mô hình trình diễn phân bón NPK cho cây lạc tại xã Tịnh Thọ (huyện Sơn Tịnh) với diện tích 0,2ha.

Qua thực tế sản xuất, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã có nhận xét cây lạc trong mô hình hạn chế sâu bệnh, màu xanh lá bền, cứng cây; cây phát triển cân đối, quả chắc cao, quả nhiều, năng suất cao hơn so đối chứng.

Về hiệu quả kinh tế, chi phí bón phân chuyên dùng cho cây lạc thấp hơn so với sử dụng phân đơn, năng suất đạt cao hơn, do đó hiệu quả kinh tế cũng cao hơn.

HTX Nông nghiệp Bình Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) vốn là vùng đất khó, thế nhưng từ khi có nước tưới của hệ thống kênh tưới Văn Phong đưa nước từ hồ Định Bình đi ngang qua, diện tích sản xuất cây lạc trên địa bàn tăng vùn vụt. Trong vụ đông xuân 2020 - 2021, HTX Nông nghiệp Bình Thuận cũng đã xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng cho cây lạc của Công ty CP VTNN Bình Định trên 9 sào (500m2/sào) đất cát pha.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Thuận nhận xét: Lạc là loại cây trồng có khả năng cố định đạm, chính vì vậy, bón phân NPK hợp lý, cân đối sẽ giúp số lượng quả chắc cao, vỏ quả sáng, hạt to, mẩy, đều. Loại phận này có chứa hàm lượng các chất trung, vi lượng giúp tăng cường khả năng chống chịu của lạc với sâu bệnh hại.

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...