| Hotline: 0983.970.780

Lãi cả tỷ đồng từ quất cảnh

Thứ Sáu 31/01/2020 , 08:59 (GMT+7)

Anh Đinh Đức Đại ở xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, Hưng Yên được nhiều nhà nông trên địa bàn mệnh danh là “vua” quất cảnh.

Anh Đại đã sáng tạo ra được nhiều loại cây cảnh kiểu dáng đẹp lạ với số lượng khủng.

15-00-00_3_
Quất cảnh hình lục bình của anh Đại.

Theo PGS.TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả: “Một cây quất cảnh đến tay người tiêu dùng, phải cần từ 3-5 năm sản xuất công phu tỉ mỉ, đòi hỏi người làm vườn phải nắm vững kỹ thuật điều khiển cây ra hoa, đậu quả theo ý muốn, dự báo được các yếu tố thời tiết có thể xảy ra trong năm, để tác động các biện pháp chăm bón phù hợp, sao cho trước khi xuất vườn có đủ tứ quí, hoa nụ, hoa nở, quả xanh, quả vàng, lộc non, lá non bóng đẹp không vết sâu bệnh.

Đó là chưa kể, hàng năm nhà vườn còn phải mua hàng chục tấn đất phù sa từ ngoài sông về phơi ải kiệt, rải đều ra mặt ruộng rồi mới tiến hành đặt trồng cây giống. Mục đích chính là nhằm bù đắp phần đất bị đào bán kèm theo các bầu cây trước đó và góp phần bồi dưỡng ruộng đồng, giảm thiểu sâu bệnh hại, chống thoái hóa đất. Đây cũng chính là lý do giúp nghề trồng quất cảnh ở Liên Nghĩa phát triển bền vững”.

Kỹ thuật sản xuất quất cảnh phức tạp và tốn kém công lao động là vậy, nhưng năm nào anh Đinh Đức Đại cũng sản xuất và cung ứng ra thị trường được 2-3 nghìn cây cảnh có múi các loại, chủ yếu là quất cảnh, có thể coi là “của hiếm”.

Ngoài thường xuyên sản xuất cây cảnh có múi với số lượng lớn (gần 1ha mỗi năm), anh Đại còn là người sáng tạo ra nhiều loại quất cảnh có kiểu dáng đẹp lạ khác thường.

Dạo thăm khắp các vườn cây cảnh của anh Đại, chúng tôi đã được chứng kiến: Cây quất nào cành lá cũng xanh tốt, hoa quả sum xuê, không tỳ vết sâu bệnh, mang đủ các sắc màu, xanh, vàng, trắng của lá, quả và hoa. Nhiều cây được trồng trong ống/lọ gốm Phù Lãng, uốn tỉa dáng siêu mềm mại, kèm theo các hoạ tiết hoa văn khắc nổi bên ngoài thành lọ trông rất sinh động. Một số cây đã uốn tạo giống như lọ lộc bình, cao to tới cả tầm tay với.

Đặc biệt còn có những cây quất trồng trên thân các con giống sinh vật cảnh bằng sành/sứ rất hấp dẫn. Phần lớn các cây quất còn lại, mặc dù gò uốn theo dáng thế cũ, nhưng vẫn toát lên được sắc thái đẹp lạ hấp dẫn riêng.

Để sản xuất được số lượng lớn quất cảnh như trên, anh Đại thường phải mua cây giống 2-4 năm tuổi và trồng giống từ đầu tháng 4 (âm lịch). Cách làm này cho phép bỏ qua được 3 giai đoạn sản xuất là, chiết cành nhân giống, trồng nuôi cây giống và đảo rễ/ra ngôi kích hoa lấy quả cho cây cảnh. Kết hợp với đầu tư hệ thống tưới nước tự động, đã giúp anh Đại tiết giảm được rất nhiều chi phí thuê mướn nhân công. Nhờ vậy, mà năm nào gia đình anh cũng “bỏ ống” được 500-700 triệu đồng từ chuyên canh quất cảnh. Riêng năm 2019 này lợi nhuận có thể đạt ngót 1 tỷ đồng.

Bộc bạch với chúng tôi, anh Đại cho biết: “Lợi nhuận trồng quất cảnh có thể đạt 40-50% doanh thu, nhưng không hẳn là không có rủi ro. Nếu nhà vườn nào “non tay” – ít kinh nghiệm, thì thua lỗ vẫn có thể xảy ra.

Vì vậy để sản xuất quất cảnh thành công, nhà nông cần học hỏi kinh nghiệm của những lão nông đi trước, và vận dụng sáng tạo qui trình thâm canh quất cảnh vào điều kiện thực tế địa phương.

Ví dụ trong sách vở không hướng dẫn phải lấy đất mới, bồi dục cho ruộng đồng, nhưng nếu thiếu khâu kỹ thuật then chốt này, thì vùng quất xã Liên Nghĩa đã bị nấm bệnh xóa sổ từ lâu”, anh Đại bật mí.

Ông Đỗ Xuân Tường (thôn Phi Liệt) trầm trồ cho rằng: Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Đại còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại chỗ, đồng thời vận động được nhiều hộ tự nguyện góp tiền, hiến đất và ngày công lao động (ước giá trị 3 tỷ đồng) cho tôn tạo mở rộng 4.000m đường giao thông nội đồng để đưa nhanh máy móc vào sản xuất, giải phóng sức nặng nhọc cho nhà nông.

Trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý vừa qua, anh Đại đưa 4.000 cây cảnh có múi cung ứng ra thị trường, bao gồm 1.300 chậu cam cảnh, 50 cây quất lộc bình, 300 lọ quất bon sai, còn lại là các loại quất, quất thế, quất dạng tháp.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.