| Hotline: 0983.970.780

Lai Châu: “Vàng trắng” hứa hẹn

Thứ Năm 16/01/2014 , 10:08 (GMT+7)

Cây cao su là cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Lai Châu. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây cao su tại đây không hề thua kém các vùng trồng truyền thống khác.

Ngắm những tán rừng cao su xanh bạt ngàn phủ kín núi đồi huyện Sìn Hồ và Nậm Nhùn (Lai Châu) do Cty CP Cao su Lai Châu II trồng, phát triển và bảo vệ, đồng bào miền đất biên cương chót mũi Tây Bắc đã hình dung được con đường thoát nghèo để hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo ông Phan Thanh Biện, Phó Tổng GĐ Cty CP Cao su Lai Châu II, tính đến tháng 11/2013, Cty đã trồng, phát triển và bảo vệ được 3.875 ha cao su tại các xã Chăn Nưa, Làm Mô, Tủa Sín Chải, Tả Phìn, Pa Tần, Xã Dế Phìn thuộc huyện Sìn Hồ; xã Pú Đao, Lê Lợi, Nậm Hàng thuộc huyện Nậm Nhùn (trong đó năm 2010 là 1.438 ha, năm 2011 là 1.295 ha, năm 2012 là 548 ha và 2013 là 556,5 ha).

Qua thời gian trồng cao su kiến thiết cơ bản, Cty đã cho trồng các loại giống mà Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN cung cấp, đồng thời tiến hành trồng thử nghiệm các loại giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng Tây Bắc. Hiện nay, vườn cây đã phát triển tốt, đảm bảo thân vanh theo quy định. Công tác trồng cao su trên địa bàn được các cấp, ngành đánh giá rất cao.


Cây cao su phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng Lai Châu

Chứng kiến sự thành công ấy, người dân đã thấy rõ được lợi ích của việc trồng và phát triển cây cao su. Hàng ngàn lao động được nhận vào làm công nhân của Cty và có thu nhập ổn định. Được tiếp cận với KHKT hiện đại vào SX, người dân bản địa đã thay đổi được một phần tập tục canh tác lạc hậu.

Không ít người trong số đó tự nguyện góp đất trồng cao su, đồng thời được nhận diện tích cao su giao khoán và được trồng xen các loại cây hoa màu như lúa, lạc, đỗ… qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Trong sự nghiệp phát triển cây cao su trên đất Lai Châu, Cty CP Cao su Lai Châu II không hề đơn độc mà luôn nhận được những chính sách ủng hộ của Trung ương, của tỉnh và cả sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào dân tộc tham gia chương trình. UBND tỉnh đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường nội vùng dự án cao su, nhà ở, đường điện cho công nhân lao động, hỗ trợ cho người dân có diện tích đất được quy hoạch chủ góp đất vào trồng cao su…

Cũng theo lãnh đạo Cty, để người lao động yên tâm làm việc, công tác lao động, tiền lương và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động được Cty quan tâm hàng đầu. Hằng năm, Cty xây dựng quy chế phân phối tiền lương cho công nhân và thực hiện chi trả tiền lương hợp lý, theo nguyên tắc công khai minh bạch. Đến nay, tiền lương bình quân 9 tháng đầu năm 2013 là 3.563.000 đồng/người/tháng.

Hiện tại, Cty đã đóng BHXH cho gần 900 lao động, đáp ứng gần hết lao động của Cty. Đến nay, 7 căn nhà công nhân đã được xây dựng và đi vào sử dụng, nhờ đó, người lao động thêm yêu, gắn bó và luôn phấn đấu để hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

Nhìn lại chặng đường 4 năm trồng và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến thời điểm này, ông Biện khẳng định rằng: “Dự án đã đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với các dự án trồng rừng khác. Cây cao su là cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Lai Châu. Do vườn cây chưa đến kỳ khai thác, nên lượng mủ chưa chứng minh được cụ thể, nhưng tốc độ sinh trưởng và phát triển thì cũng không thua kém các vùng trồng truyền thống khác”.

Nhiều việc làm đã được tạo ra, cơ cấu cây trồng kém hiệu quả được thay thế, thu nhập tăng, đời sống của nhân dân ổn định, an ninh chính trị trên địa bàn được củng cố, các tập tục lạc hậu, du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy giảm đáng kể. Từ đó, đồi núi trọc được phủ xanh, chống xói mòn và điều hoà khí hậu thiên nhiên môi trường rừng.

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình phát triển cao su trên địa bàn, Cty cũng gặp nhiều khó khăn như địa hình đồi núi hiểm trở, diện tích đất tuy lớn nhưng tỷ lệ sử dụng đất lại ít, dân cư thưa thớt.

Do đó, Cty CP Cao su Lai Châu II đề nghị Trung ương quan tâm hơn nữa cơ sở vật chất hạ tầng; đặc biệt là những khu vực có dự án trồng cao su để người dân yên tâm gắn bó, và tiếp tục duy trì, phát triển dự án trồng cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo Quyết định số 750 của Chính phủ.

“Cty đã hỗ trợ đền bù các loại hoa màu và tài sản trên đất cho người dân. Đồng thời, người dân có diện tích góp đất vào làm cao su được ăn chia lợi nhuận sau khi vườn cây đưa vào khai thác có sản phẩm. Đó là phương án thể hiện thiết thực quyền lợi của người dân được hưởng khi góp cổ phần (góp đất) vào Cty”, ông Biện chia sẻ.

 

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.