| Hotline: 0983.970.780

Lại chuyện “Catfish”

Thứ Ba 23/02/2010 , 10:48 (GMT+7)

Dự kiến cuối tháng 2/2010 này, Chính phủ Mỹ sẽ xem xét có đưa cá tra, basa của VN vào cụm từ “Catfish” nữa không, một từ mà năm 2002 phía Mỹ đã yêu cầu phía VN không được dùng...

Dự kiến cuối tháng 2/2010 này, Chính phủ Mỹ sẽ xem xét có đưa cá tra, basa của VN vào cụm từ “Catfish” nữa không, một từ mà năm 2002 phía Mỹ đã yêu cầu phía VN không được dùng tên Catfish ghi trên bao bì, nhãn mác các sản phẩm chế biến từ cá tra, basa NK vào Mỹ.

 Hai năm trước, Mỹ đưa ra Luật Nông nghiệp 2008, hay còn gọi là đạo luật Farm bill 2008, trong đó có một cụm từ gây nhiều tranh cãi là CATFISH mà phía Mỹ lúc nào cũng muốn đưa cá tra, basa của VN vào trong định nghĩa cá da trơn của Bắc Mỹ thay vì gọi “tra”, “basa” hoặc “swai” như trước đây. Theo đó, tất cả các loại cá thuộc chủng cá da trơn (Catfish) nhập từ nước ngoài phải có chứng nhận về kỹ thuật chế biến. Quy trình SX, chế độ kiểm tra chất lượng phải tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Hoa Kỳ mà Bộ Nông nghiệp đang áp dụng.

Đồng thời, phía Mỹ cũng cân nhắc chuyển việc kiểm tra ATVSTP từ Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) là cơ quan quản lý, kiểm tra an toàn VSATTP các sản phẩm thủy sản sang quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) là cơ quan quản lý, kiểm tra an toàn vệ sinh các sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, phần lớn cá được nhập vào Mỹ dưới dạng fillet đông lạnh và được FDA kiểm tra chất lượng. Bên cạnh đó, Hiệp hội chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) cũng cho rằng, mức kiểm tra 2% các lô hàng thủy sản NK là thấp.

Trước thông tin này, ông Trương Đình Hòe, TTK Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, thực chất việc chuyển quyền kiểm tra ATVSTP từ FDA sang USDA là một hình thức giúp bảo hộ ngành cá da trơn tại Mỹ.

Ngày 24/7/2003, với tỷ lệ bỏ phiếu 4-0, Uỷ ban Thương mại Mỹ (ITC) đã kết luận các DNVN bán phá giá, gây tổn hại đến ngành sản xuất da trơn của Mỹ. Tuy nhiên, qua vụ kiện này thì con cá tra, basa của VN được người tiêu dùng Mỹ biết đến nhiều hơn.

Bởi theo ông Hoè, thời gian qua chưa có DN nào xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ cá tra, basa của VN bị FDA trả về vì không đạt tiêu chuẩn VSATTP cả. “Hiện chúng tôi vẫn chưa có kết quả cuối cùng về quyết định từ phía Mỹ nhưng VASEP kiên quyết phản đối việc tiếp tục đưa cá tra vào định nghĩa Catfish”- ông Hòe nói.

Hiện tại, gần 50% nguyên liệu để SX thức ăn chăn nuôi của 225 NM chế biến thức ăn của Việt Nam như bột đậu tương (nành) bột bắp, bột cá, hay những hóa chất có liên quan đều nhập khẩu từ Mỹ. Chính vì vậy, Bộ thương mại nước này cũng lo sợ cái tên Catfish sẽ liên đới đến những ngành SXNN khác, khi đó chỉ Hiệp hội chủ trại cá nheo Mỹ hưởng lợi nhưng số người bị “thiệt thòi” lại nhiều hơn.

Ông Hòe cũng cho rằng, trong trường hợp “xấu nhất” bị mất thị trường Mỹ, ngành XK cá tra, basa của ta cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy vậy, phía VASEP đánh giá cao thị trường này vì XK vào thị trường Mỹ cũng có nghĩa những sản phẩm của VN đảm bảo VSATTP, không bán phá giá và qua đó nâng cao hình ảnh thương hiệu cho ngành thủy sản VN. 

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.