| Hotline: 0983.970.780

Lại mùa quả ngọt

Thứ Tư 18/12/2013 , 10:49 (GMT+7)

Trải qua các bước thăng trầm của lịch sử và sự chia tách đơn vị, đến năm 1998 tổng giá trị tài sản của nông trường được đánh giá trên 9,37 tỷ đồng...

* Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba

Thu đông 1958, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy TW, Quân khu IV đã điều động một số đơn vị thuộc 2 Trung đoàn 812 và 120 cùng với Đoàn 79 lên xã Xuân Thành, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) để thành lập nông trường quân đội nhằm khai phá rừng hoang, xây dựng kinh tế với tên gọi Nông trường Quốc doanh 3/2, tiền thân của Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 ngày nay.

NHỮNG KÝ ỨC MỘT THUỞ HIỆN VỀ

Ông Nguyễn Minh Phúc, nguyên Bí thư Đảng ủy nông trường nhớ lại: "Hồi đó đất giao cho nông trường chiếm tới gần 39.000 ha bao gồm các xã Nghĩa Xuân, Tam Hợp, Thọ Hợp, Hạ Sơn và Văn Lợi kéo dài tới tận Châu Quang, Châu Đình, Minh Hợp, Yên Hợp và thị trấn Quỳ Hợp.

Những năm 60 của thế kỷ XX, cả vùng đất rộng lớn này đều là nơi rừng thiêng nước độc, cây cổ thụ, rừng đại ngàn mênh mông với nhiều hổ báo, lợn lòi, rắn rết... việc đi lại rất khó khăn. Thủa ấy, QL48 chỉ toàn rải đá dăm nên ổ voi, ổ gà khủng khiếp. Còn từ trị trấn Thái Hòa lên tận Mường Noọc (Quế Phong) đường làm bằng nền đất, cây cối hai bên rậm rạp, chỉ đủ cho một chiếc ô tô tải và người đi xe đạp, đi bộ tránh nhau.

Lúc mới thành lập, nhờ bà con dân tộc Thổ trao tặng nên nông trường chỉ có mấy con trâu, bò dùng để vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày cho bộ đội. Sau đó được nước bạn Mông Cổ trao tặng thêm một số gia súc như lạc đà, hươu, ngựa.

Ngày ấy, hàng ngày bộ đội tổ chức khai hoang bằng rìu, cuốc, xẻng là chính. Để có đất trồng cây lương thực và cây lâu năm anh em chúng tôi đã phải đổ bao công sức để đào, bốc hết những gốc cây cổ thụ to 2 - 3 người ôm không xuể...

Thế mà chỉ sau 3 năm (đến năm 1961) bằng mồ hôi, công sức và xương máu của mình chúng tôi đã khai hoang và gieo trồng được 250 ha cây lương thực; 100 ha cao su; 120 ha chè và 200 ha cà phê, cùng với trên 800 con trâu bò, tự túc được lương thực, thực phẩm cho bộ đội".


Phân loại cam V2 trước khi xuất ra thị trường

Ông Lê Huy Dũng, Giám đốc Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 cho biết thêm: Đến 1964, Nông trường đã trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực này với xưởng chế biến chè, xưởng sửa chữa, sân vận động, có trạm phát điện, xưởng xe máy, đội máy kéo, đội vật liệu xây dựng...

Ban đêm có máy phát điện, loa phóng thanh phát đi những bản tin thời sự. Ngày lễ, ngày tết trên sân vận động tổ chức những trận đấu thể thao sôi động. Chợ Dinh trở nên sầm uất và đông đúc với 15 phiên chợ/tháng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nông trường 3/2 vừa phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của giặc Mỹ, đã có 1.106 đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sỹ các các đơn vị tình nguyện trở lại chiến trường xưa làm nòng cốt xây dựng lực lượng chiến đấu trực diện với kẻ thù.

Những người ở lại cũng không quản ngày đêm để vừa phải lo đủ lương thực, ổn định cuộc sống cho người lao động và phải hoàn thành các chỉ tiêu giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Theo thống kê từ năm 1965 đến 1975, Nông trường 3/2 đã làm nghĩa vụ với nhà nước tổng cộng 3.580 tấn lương thực; 620 tấn thịt các loại; 2.000 tấn chè; 1.982 tấn mủ cao su và 829 tấn cà phê.

Ngày đất nước thống nhất, 600 cựu chiến binh hoàn thành nghĩa vụ trở về, 256 đồng chí đã anh dũng hy sinh tại các chiến trường, 360 đồng chí thương bệnh binh trở lại tiếp tục xây dựng nông trường.

NHỮNG THÀNH TỰU SAU ĐỔI MỚI

Ông Lê Huy Dũng chia sẻ: Trải qua các bước thăng trầm của lịch sử và sự chia tách đơn vị, đến năm 1998 tổng giá trị tài sản của nông trường được đánh giá trên 9,37 tỷ đồng cùng với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên 4 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn của chủ sở hữu trên 7,8 tỷ đồng.

Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước dành cho Cty

Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1985)

Huân chương Lao động hạng Nhì (năm1997)

Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2008)

Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2013)

Cùng với nhiều danh hiệu, Cờ thi đua xuất của UBND tỉnh năm 2007, 2011, Cờ thi đua Chính phủ năm 2012, và nhiều Bằng khen của Thủ tướng, của Bộ, ngành TW và UBND tỉnh Nghệ An.

Để bảo tồn và phát triển nguồn vốn, Cty chủ trương mở rộng diện tích cây cao su, chè và SX đá trắng, phân vi sinh. Đặc biệt là mở rộng diện tích mía và SX cam giống chất lượng cao. Chủ trương của Cty đã mang lại doanh thu lớn, đạt bình quân 14 tỷ đồng/năm. Nhờ đó, những năm tiếp theo nông trường luôn thuộc nhóm đạt tiêu chuẩn để chuyển sang loại hình SXKD theo cơ chế thị trường.

Bằng chính sách giao khoán vườn cây và đất đai ổn định, lâu dài cho người lao động, Cty đã tạo ra một vùng SX hàng hóa tập trung quy mô lớn, cung cấp nguyên liệu cho chế biến nông sản hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Cty còn trở thành một đầu mối cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho địa bàn huyện miền núi Quỳ Hợp.

Cuối năm 2010, thời điểm Cty Nông công nghiệp 3/2 đổi tên thành Cty TNHH một thành viên 3/2, lực lượng lao động trực tiếp còn 520 người, được giao quản lý số vốn điều lệ trên 11,25 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu gần 10,76 tỷ đồng.


Vườn cam BH năm 2013 trĩu quả

Chuyển đổi sang tên mới, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng với bề dày truyền thống 55 năm và kinh nghiệm của mình Cty tập trung mũi nhọn vào một số cây công nghiệp chính như cam, chè và cao su. Trong đó mở rộng diện tích các loại cây có ưu thế như cam BH, cam V2 để giúp người lao động tăng nhanh thu nhập, đồng thời mở rộng đầu tư SX, chế biến để đa dạng hóa sản phẩm cao su.

Nhờ đó, tổng doanh thu năm 2010 đạt 32 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch đề ra. Ngoài việc hoàn thành các chỉ tiêu giao nộp 100% nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo đời sống cao cho người lao động, Cty còn phát triển nguồn vốn lên 13,3 tỷ đồng.

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu, các doanh nghiệp ở trong nước đều lâm vào cảnh thua lỗ, thậm chí giải thể, nhưng tại Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 vẫn liên tục tăng trưởng: Năm 2011 đạt 37 tỷ (tăng 5% kế hoạch), năm 2012 đạt 48,6 tỷ đồng (vượt 20% kế hoạch); năm 2013 đạt 57 tỷ (vượt 14% kế hoạch).

Có thể nói, suốt chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ và con em của họ tại Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 đã phát huy cao độ những phẩm chất tốt đẹp truyền thống của bộ đội cụ Hồ. Không chỉ chiến đấu, SX giỏi, họ còn là những người dám nghĩ, dám làm và tiếp tục giành thắng lợi vinh quang trong cơ chế thị trường.

Những cống hiến của họ rất xứng đáng với phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao: Huân chương Độc lập hạng Ba. Hy vọng những phần thưởng ấy sẽ là ngọn đuốc thần kỳ giúp họ vượt qua mọi thử thách mới để đi tới bến bờ vinh quang và hạnh phúc.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm