| Hotline: 0983.970.780

Làm an sinh xã hội, phải sát nhu cầu người dân

Thứ Sáu 03/04/2015 , 09:05 (GMT+7)

Qua 2 năm thực hiện, nguồn ngân sách dành cho các chương trình an sinh xã hội đạt 5,04% GDP năm 2014.

Thời gian tới cần tập trung nguồn lực thực hiện an sinh xã hội ở những vùng khó khăn nhất, nghèo nhất và sát với nhu cầu của người dân, từ chuyện ăn ở, học hành, đến SX, kinh doanh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 15/NQ-TW (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với các thành viên Ban Chỉ đạo, sáng 2/4.

Nhìn lại hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 15/NQ-TW, Phó Thủ tướng đánh giá chương trình an sinh xã hội đã thu được nhiều kết quả tích cực, nhưng các bộ, ngành cần tiếp tục đổi mới tư duy, lồng ghép nhiều chương trình để vừa tiết kiệm, hiệu quả, vừa sát nhu cầu của người dân từ chuyện ăn ở, học hành, đến việc làm, SX, sinh hoạt văn hóa, tinh thần…

Mục tiêu là hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng, tránh bao cấp, cào bằng, đồng thời khuyến khích người được hỗ trợ chủ động vươn lên.

Nêu hiệu quả từ chính sách cho người nghèo vay tiền xây nhà, thay vì hỗ trợ toàn bộ hoặc chính sách cho sinh viên vay đi học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng thời gian tới việc triển khai chính sách an sinh xã hội cần trên tinh thần “Nhà nước ưu tiên bằng cơ chế”, tập trung trước hết cho những vùng khó khăn nhất, nghèo nhất.

“Chúng ta nhấn mạnh đến vai trò của truyền thông trong thực hiện an sinh xã hội, nhưng chỉ có thể làm tốt điều này nếu có chính sách tốt, mà chính sách là từ các bộ, ngành. Sắp tới chúng ta sẽ tổ chức hội nghị đánh giá lại 3 năm thực hiện Nghị quyết 15, nhưng quan trọng nhất là phải xác định cụ thể những đổi mới trong cách tổ chức, thực hiện các chương trình an sinh xã hội”, Phó Thủ tướng nói.

Qua 2 năm thực hiện, nguồn ngân sách dành cho các chương trình an sinh xã hội đạt 5,04% GDP năm 2014.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…