| Hotline: 0983.970.780

Tổng Giám đốc Cty CP Phân bón Bình Điền- Lê Quốc Phong:

'Làm gì cũng nghĩ mang lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng'

Thứ Sáu 22/12/2017 , 07:10 (GMT+7)

30 năm gắn bó với nghiệp làm phân bón, TGĐ Lê Quốc Phong đã cùng với tập thể cán bộ, công nhân viên chức thuộc quyền đưa một nhà máy đang đứng bên bờ vực phá sản, trở thành một xí nghiệp, một Cty SX phân bón hỗn hợp NPK lớn.

Thương hiệu Đầu Trâu uy tín, không chỉ với nông dân cả nước, mà với cả các nước như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan…

08-40-27__mg_2575
TGĐ Lê Quốc Phong đưa "con tàu" Bình Điền ra biển lớn

Được hỏi về những bài học đã được đúc rút trong lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp 30 năm qua, ông Lê Quốc Phong giãi bày: “Trong công việc không được ôm đồm, phải đặt trọn niềm tin vào cấp dưới, vào mọi thành viên do mình quản lý. Giao việc cho anh em phải đồng thời giao cho anh em trọn quyền quyết định cách thức thực thi công việc được giao và chịu trách nhiệm về cách làm để đạt được hiệu quả cao nhất. Không bao giờ nghĩ mình là “ngon lành”, là nhất, là số 1; sẵn sàng xin lỗi cấp dưới khi biết mình sai hoặc sáng kiến của cấp dưới đưa ra tối ưu hơn phương án của mình.

Luôn lắng nghe cấp dưới để vừa chắt lọc thông tin trước khi đưa ra những quyết sách quan trọng, vừa để cho cấp dưới luôn thấy mình được “sếp” tôn trọng… sẽ tích cực, mạnh dạn, hăng hái đề đạt ý kiến, sáng kiến, nguyện vọng. Sau lắng nghe sẽ là bàn bạc, giải thích, thống nhất để cấp dưới thoải mái, “tâm phục, khẩu phục”. Tất cả đã giúp cấp dưới tâm huyết, trách nhiệm cao và hết lòng vì công việc được giao”.

Trong SXKD, phải luôn có chiến lược sản phẩm; không ngủ quên khi “chiến thắng” để chuẩn bị cho những “chiến thắng” tiếp theo; đi đầu, tiên phong đưa những TBKT trong nước và thế giới vào SX, cho ra những sản phẩm mới, đặc chủng, chuyên dùng, có hàm lượng khoa học cao và chỉ riêng có ở Bình Điền; giúp nhà nông giảm chi phí SX nhưng vẫn đạt năng suất và chất lượng sản phẩm tối ưu, lại bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, góp phần vào một nền SXNN xanh, bền vững.

“Làm gì cũng nghĩ mang lại lợi ích cho tập thể, cho Cty và cho cộng đồng”, ông Phong nói tiếp. Sự gương mẫu trong mọi lúc, mọi nơi của TGĐ đã lôi cuốn mọi thành viên, lan tỏa ra cả hệ thống, guồng máy hoạt động của Cty, từ SX, phân phối, đến tận người nông dân, tạo thành cái văn hóa riêng có của Bình Điền. Chính vì vậy, những lúc gặp khó khăn, có đại lý đã nói: “Thương ông Phong Bình Điền mà tôi ráng cầm cự, lấy ngắn nuôi dài chứ nhất quyết không bỏ kinh doanh phân bón Đầu Trâu”.

Với nhà nông, ông Phong luôn có trách nhiệm đến cùng với SX và lợi nhuận thu được của họ sau từng mùa vụ. Ông là người đề xuất ý tưởng và tổ chức các hoạt động, các sân chơi bổ ích để chuyển giao TBKT cho nông dân cả nước, như các cuộc thi Khuyến nông, Nhà nông đua tài, Cùng Đầu Trâu làm giàu, Đồng hành và chia sẻ, Nâng cánh ước mơ - nối nhịp cầu nhân ái, Phân bón với nhà nông, Giải Golf gây quỹ học bổng Tiếp sức đến trường, cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương Bông lúa vàng, Kết nghĩa với buôn làng xa xôi tại Đắk Lắk, Đắk Nông…

08-40-27_dsc_7256

Trong cuộc sống, ông Lê Quốc Phong luôn là người có trách nhiệm với gia đình, người thân, bạn bè, đồng chí đồng đội. Công việc hàng ngày chiếm hết thời gian, đến mức nhiều lúc ông phải tạm ngủ trên ô tô để lấy lại sức; nhưng có khoảng thời gian nào thu xếp được, ông đều dành cho gia đình. Với bạn bè, đồng chí đồng đội, ông luôn quan tâm đến cuộc sống của họ, không quên ai.

Từ chỗ phát hiện, tài trợ cho một sinh viên nghèo, hiếu học, học giỏi ở Quảng Trị, chính ông đã khởi xướng ra quỹ học bổng Tiếp sức đến trường. Và hơn chục năm qua, đã có hàng chục ngàn sinh viên nghèo có được nguồn kinh phí ban đầu để bước vào giảng đường, học tập, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Nhiều em thành danh, thành tài đã quay trở lại giúp sức đàn em nghèo được tiếp bước đến trường.

Năng động, sáng tạo, hết mình với công việc và với nhà nông, vừa có tầm lại có tâm… đó là những phẩm chất làm nên một TGĐ doanh nghiệp giỏi - Lê Quốc Phong.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm