| Hotline: 0983.970.780

Làm gì khi bị rắn cắn?

Thứ Ba 15/08/2017 , 08:02 (GMT+7)

Hiện đã biết tới khoảng 3.550 loài rắn khác nhau thuộc 500 chi và 20 họ khác nhau. Phần lớn các loài là rắn lành, nghĩa là không có nọc độc. 

Số rắn độc thuộc loại nguy hiểm bao gồm khoảng 200 loài. Ở Việt Nam đã biết được khoảng 135 loài rắn, trong đó khoảng 31 loài rắn độc (gồm 18 loài trên cạn và 13 loài dưới biển).

Các loài rắn độ thường gặp là rắn lục điển hình, rắn lục chàm quạp, rắn lục mũi hếch, rắn lục tre, rắn lục xanh môi trắng, rắn lục cây đước, rắn lục xanh đuôi đỏ, rắn lục tím, rắn hổ mang, rắn hổ mang đất, rắn hổ mèo, rắn hổ chúa, rắn cạp nong, rắn cạp nia… Nhóm rắn biển nguy hiểm có loài rắn biển có đuôi hình mái chèo…

Nếu bị rắn cắn mà xác định về hình thái biết không phải là rắn độc thì chỉ cần rửa sạch vết thương, uống kháng sinh phòng bội nhiễm và tiêm kháng huyết thanh SAT để ngừa uốn ván rồi theo dõi trong 24 giờ.

Nếu bị rắn độc cắn thì phải nhanh chóng sơ cứu lại chỗ bằng cách vạch rõ nơi bị rắn cắn (vén hay cởi quần áo), giữ bất động tay hay chân bị cắn và đặt ở vị trí thấp hơn tim. Nếu là rắn lục cắn thì không được băng ép vì có thể tăng nguy cơ hoại tử tại chỗ do độc tố.

Nếu là bị nhóm rắn hổ mang cắn thì phải băng ép ngay bằng cách dùng bằng chun giãn 10cm, dài ít nhất 4,5m (nên có sẵn trong từng gia đình). Băng ép từ ngón chân, tay bị cắn lên tận gốc chi và không băng tiếp theo chiều ngược lại để tránh dồn ép nọc độc ra đầu chi. Sau đó quấn quanh chi với thanh nẹp gỗ. Ngày nay người ta không rạch vết cắn như trước.

Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và điều trị triệu chứng, hồi sức nhanh. Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn, đây là biện pháp có thể cứu sống nhiều nạn nhân bị khá nặng nên các cơ sở y tế cần có sẵn loại huyết thanh này. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta mới có hai trung tâm sản xuất được huyết thanh kháng nọc rắn. Đó là Viện Vắc-xin và Các chế phẩm sinh học Nha Trang và Trung tâm Nghiên cứu rắn - Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh.

Cả hai Trung tâm này mới chỉ sản xuất được huyết thanh kháng nọc rắn hổ mang, lục xanh, hổ chúa, cạp nia, chàm quạp và đang nghiên cứu chế tạo huyết thanh kháng nọc rắn cạp nong. Do không có kinh phí đầu tư cho sản xuất nên huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia và hổ chúa rất khan hiếm. Để cứu chữa những nạn nhân này chỉ còn cách thông khí nhân tạo: đặt nội khí quản, bóp bóng, thở máy, dùng kháng sinh chống bội nhiễm, truyền dịch và chống sốc, chống rối loạn nhịp tim... Sau 2-3 tuần bệnh nhân mới dần hồi phục.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.