| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu nhờ kiên trì với cây quế

Thứ Ba 12/07/2022 , 08:15 (GMT+7)

LÀO CAI Từ hai bàn tay trắng, nhờ kiên trì nên sau 10 năm gắn bó với cây quế, vợ chồng anh Pham đã có thu nhập tiền tỉ mỗi năm nhờ thu hoạch, kinh doanh quế.

Sinh ra và lớn lên tại thôn Làng Tát, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà (Lào Cai), anh Vàng Tà Pham (sinh năm 1986) lớn lên trên vùng đất khó với hai bàn tay trắng, nhờ ý chí vươn lên, tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ lao động, cộng với niềm đam mê kinh doanh và quyết tâm vượt khó, sau hơn 10 năm lập nghiệp, vợ chồng anh đã tạo dựng được mô hình ươm cây quế giống, trồng và kinh doanh doanh quế, mỗi năm thu nhập từ 200 đến 400 triệu đồng,.

Nhờ kiên trì với cây quế, sau hơn 10 năm, gia đình vợ chồng anh Vàng Tà Pham đã khấm khá. Ảnh: Lưu Hòa.

Nhờ kiên trì với cây quế, sau hơn 10 năm, gia đình vợ chồng anh Vàng Tà Pham đã khấm khá. Ảnh: Lưu Hòa.

Theo chân anh Pham, chúng tôi được tận mắt thấy rừng quế xanh bạt ngàn, toả hương thơm ngát. Anh cho biết trước kia đây là diện tích trống, cỏ mọc rậm rạp vì là đồi núi cao lại nhiều đá, đất cằn cỗi. Gia đình lúc đầu chỉ trồng ngô, sắn, rất vất vả nhưng sau mỗi vụ thu hoạch không được bao lâu gia đình lại hết lương thực, đến tiền chi tiêu trong gia đình cũng khó khăn, chưa nói đến tiền nuôi các con ăn học.

Sau nhiều trăn trở, anh đã bàn với vợ chuyển đổi cây trồng, kết hợp trồng ngô, trồng sắn với trồng quế. Vì anh biết nơi anh sinh ra và lớn lên cây quế đã có từ lâu đời, từ đời ông cha đã thấy có quế. Nhưng trước đây, quế chỉ dùng để làm gia vị chế biến thức ăn trong gia đình, cũng ít tư thương đến hỏi mua, giá cả thấp, bấp bênh, có lúc bán được, lúc không. Do vậy bà con nơi đây cũng chỉ trồng mà chưa quan tâm chăm sóc. Bên cạnh đó, với suy nghĩ trồng quế có khi đến cả chục năm mới được khai thác thì lấy đâu ra tiền, ra sức mà làm nên không mấy ai chú tâm vào cây quế.

Vườn ươm quế giống đảm bảo chất lượng của anh Pham cung cấp cho nhu cầu mở rộng cây quế của bà con địa phương. Ảnh: Lưu Hòa.

Vườn ươm quế giống đảm bảo chất lượng của anh Pham cung cấp cho nhu cầu mở rộng cây quế của bà con địa phương. Ảnh: Lưu Hòa.

Những khó khăn ấy không làm nản ý chí của anh. Sau nhiều đêm trăn trở và rút kinh nghiệm, qua sản xuất thực tế, anh đã nhận thức được vấn đề quyết định sự thành và bại trong trồng và chăm sóc quế, đó là phải đặc biệt quan tâm đến khâu chọn giống. Sử dụng giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trồng đúng kỹ thuật, và phải tích cực chăm sóc sau khi trồng.

Khâu chăm sóc trong năm đầu tiên sau khi trồng là cực kỳ quan trọng bởi nếu cây không được chăm sóc, sẽ rất dễ bị chết hoặc có sống cũng còi cọc, chậm phát triển, năng suất thấp. Ngoài ra, trồng quế không được quá thưa, cũng không được quá dày, bởi thưa quá khiến năng suất đạt thấp, cây dễ bị đổ, gãy; nếu trồng quá dày, cây sẽ khó phát triển, nhiều sâu bệnh vì cây thiếu ánh nắng, thiếu chất. Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, cây quế vẫn còn bé anh Pham trồng xen kẽ cây ngô hoặc cây sắn để che bóng mát cho cây quế, cũng đỡ phải làm cỏ và thêm nguồn thu nhập.

Ngoài việc tiên phong trồng quế, vợ chồng anh Vàng Tà Pham còn thu mua quế cho bà con trong thôn bản giúp đầu ra ổn định, tránh bị tư thương ép giá. Ảnh: Lưu Hòa.

Ngoài việc tiên phong trồng quế, vợ chồng anh Vàng Tà Pham còn thu mua quế cho bà con trong thôn bản giúp đầu ra ổn định, tránh bị tư thương ép giá. Ảnh: Lưu Hòa.

Đặc biết nhờ được đi tập huấn các lớp về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây quế theo hướng hữu cơ do Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức và một phần kiên trì học hỏi, áp dụng kỹ thuật, đến nay diện tích quế anh trồng đã đạt tiêu chuẩn quế hữu cơ.

Qua hơn 10 năm kiên trì, gia đình anh đã có 9ha quế, trong đó có hơn 4ha quế đang cho khai thác. Hiện nay, giá bán 1kg vỏ quế tươi dao động từ 26 đến 28 nghìn đồng. Cành, lá quế cũng bán được 2.000 đến 2.500 đồng/kg. Mỗi 1ha quế thu về từ 400 đến 500 triệu đồng/năm.

Anh Pham cho biết: Bên cạnh đất đai do cha mẹ chia, khai hoang, gia đình còn mạnh dạn mua thêm 4ha quế của những gia đình khác. Đến nay, gia đình đã thu hoạch và bán nhiều đồi quế, thu về hàng tỷ đồng từ quế, trong đó từ năm 2016 đến nay trung bình thu từ 150 - 300 triệu đồng/năm từ thu hoạch vỏ, lá, cành, gỗ quế. Gia đình anh còn kết hợp ươm cây quế giống bán cho bà con trong xã. Mỗi năm gia đình anh ươm từ 30 đến 40 vạn cây quế giống, sau khi trừ chi phí thu về thêm từ 100 đến 200 triệu đồng.

Anh Pham rất tích cực 'đứng lớp', phổ biến cho bà con kinh nghiệm, kỹ thuật trồng quế, nhất là trồng quế hữu cơ có giá trị cao. Ảnh: Lưu Hòa.

Anh Pham rất tích cực "đứng lớp", phổ biến cho bà con kinh nghiệm, kỹ thuật trồng quế, nhất là trồng quế hữu cơ có giá trị cao. Ảnh: Lưu Hòa.

Nhận thấy cây quế có giá trị kinh tế cao nhưng tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương ép giá, vợ chồng anh đã mạnh dạn thu mua sản phẩm quế của bà con trong xã, giúp bà con có đầu ra ổn đinh. Từ lá, cành khô đến vỏ quế đều được anh thu mua, sơ chế tại xưởng để đem đi tiêu thụ tại các huyện trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, anh còn hướng dẫn bà con về cách trồng chăm sóc quế theo hướng hữu cơ, từ quy trình chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch để quế có chất lượng, sản phẩm tốt nhất và bán ra cũng được giá cao hơn.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm