| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ mô hình khép kín ở Vĩnh Long

Thứ Năm 24/09/2020 , 09:30 (GMT+7)

Ông Lương Trung Nghĩa, 61 tuổi, ngụ ở xã Trung Nghĩa (Vũng Liêm, Vĩnh Long) mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho hiệu quả vượt trội.

Lúc đầu ông đào mương, lên liếp trồng bưởi da xanh và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Dưới mương ông thả nhiều loại cá. Ngoài ra ông còn trồng lúa cao sản. Làm đâu trúng đó. Từ thành công bước đầu, ông đã tích lũy vốn mua máy xới, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm về phục vụ sản xuất, đồng thời gia công cho bà con trong xóm ấp.

Ông Lương Trung Nghĩa giới thiệu lươn con mới nở. Ảnh: Thành Hiệp.

Ông Lương Trung Nghĩa giới thiệu lươn con mới nở. Ảnh: Thành Hiệp.

Với bản tính năng động và ý chí vươn lên, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, luôn tìm tòi những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, ông Nghĩa chưa dừng lại ở đây mà còn mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với hy vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Ông đã lên một kế hoạch sản xuất theo mô hình khép kín, cụ thể như nuôi bò để lấy phân ủ trùn quế. Từ trùn quế ông sẽ nuôi lươn, vừa tiện lợi vừa đỡ tốn thức ăn chăn nuôi.

Trước hết ông Nghĩa làm chuồng nuôi một đàn bò sinh sản trên 10 con. Đây là một loại bò giống Pháp, tăng trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao. Người nuôi chỉ ra công cắt cỏ và làm vệ sinh. Bình quân mỗi năm ông xuất chuồng từ 7 – 8 con bê, giá mỗi con 20 triệu đồng. Ông nuôi bò không chỉ để bán thịt, bán con giống mà chủ yếu là lấy phân ủ nuôi trùn quế, phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt.

Ông Lương Trung Nghĩa bên các bể nuôi lươn mới xây. Ảnh: Thành Hiệp.

Ông Lương Trung Nghĩa bên các bể nuôi lươn mới xây. Ảnh: Thành Hiệp.

Là một nông dân ham học hỏi nên ông luôn tìm tòi, áp dụng những mô hình nông nghiệp thông minh mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như trùn quế là một trong ba loại côn trùng siêu bổ (trùn quế, dế, ruồi lính đen) dùng làm thức ăn cho vật nuôi như gia cầm, cá, lươn và phân của chúng bón cho cây trồng rất ưu việt.

 Lươn nuôi lót bạt không bùn. Ảnh: Thành Hiệp.

 Lươn nuôi lót bạt không bùn. Ảnh: Thành Hiệp.

Từ ý tưởng đó, ông thiết kế hai hầm nuôi trùn quế bằng nguồn phân bò có sẵn. Ưu điểm của mô hình nầy là giúp người chăn nuôi tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, bảo vệ môi trường, đồng thời giảm thiểu được bệnh tật cho vật nuôi để tiến tới phát triển bền vững. Trùn quế ngoài làm thức ăn cho gia cầm, thủy hải sản, ông còn dùng phân (bã) để bón cho cây trồng.

Nhờ có trùn quế, năm 2019 ông tiến thêm một bước nữa là nuôi lươn không bùn. Khởi đầu ông thả 25.000 con giống trong 8 bể bạt ny lon trên nền đất rộng khoảng 120 m2. Sau 8 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp trộn với trùn quế, ông đã xuất bán trên 1.300 kg lươn thành phẩm, giá bán dao động từ 150.000 – 170.000đ/kg.

Từ thành công đó, mỗi lần có bạn bè đến tham quan, ông phấn khởi giới thiệu đây là mô hình C - T - L (chuồng - trùn - lươn) do ông sáng tạo. Sắp tới ông sẽ thay bể nuôi lươn lót bạt bằng 15 bể xi măng dán gạch, diện tích mỗi bể 10 m2 bảo đảm vệ sinh, giúp lươn mau lớn, ít bệnh tật và chất lượng cao.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm