| Hotline: 0983.970.780

Lạm phát - cơn ác mộng của ông Joe Biden

Chủ Nhật 14/11/2021 , 15:29 (GMT+7)

Ông Joe Biden đang bị chỉ trích khắp nơi vì thất bại trong kiềm chế lạm phát, thậm chí đài CNN còn gọi đây là 'cơn ác mộng' đối với vị tổng thống thứ 46.

Một nhân viên Ngân hàng Lương thực khu vực Los Angeles phân phối thực phẩm hôm 23 tháng 3 năm 2021. Ảnh: Reuters.

Một nhân viên Ngân hàng Lương thực khu vực Los Angeles phân phối thực phẩm hôm 23 tháng 3 năm 2021. Ảnh: Reuters.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ, chi phí sinh hoạt ở Mỹ tháng 10 đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng hơn hai thập kỷ qua là 6,2%. Đặc biệt là giá thực phẩm đã tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng dự báo tín dụng Goldman Sachs gần đây đã cảnh báo rằng, lạm phát "có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn" , và ngay cả bản thân ông Joe Biden cũng phải thừa nhận điều này.

Hiện hàng loạt các nhà phân phối thực phẩm trên khắp nước Mỹ đang phải vật lộn để xoay xở tìm cách phân phối lương thực- thực phẩm thiết yếu cho số lượng người Mỹ đang cần hỗ trợ trong bối cảnh lạm phát tăng kỷ lục và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đang được ví như “bóng ma” đã kéo cả nước Mỹ chìm xuống trước kỳ nghỉ lễ.

Ngân hàng thực phẩm cộng đồng hạt Alameda ở bang California đã buộc phải lâm vào tình thế “phải kiếm được nhiều sự lựa chọn khó khăn” do lạm phát và chi phí gia tăng của giá lương thực. Theo giám đốc điều hành Regi Young, với việc giá một số mặt hàng thực phẩm cốt lõi tăng vọt, chẳng hạn như trái cây, rau và thịt đóng hộp, ông cho biết ngân hàng đã buộc phải căng ngân sách của họ “để đảm bảo rằng các gia đình trong cộng đồng có được thực phẩm mà họ cần”.

“Các nhà phân phối thực phẩm đang gặp khó về vấn đề vận chuyển và thời gian giao hàng kéo dài. Năm ngoái, chúng tôi có thể nhận được mọi thứ từ khoảng hai đến ba tuần. Tuy nhiên, hiện chúng tôi phải mất gấp đôi khung thời gian đó”, ông Young nói với kênh NPR.

Theo các chuyên gia, lạm phát gia tăng cùng với những trục trặc về vấn đề nguồn cung đang gây “đau đớn đặc biệt” trước kỳ nghỉ lễ sắp tới của người dân Mỹ. Trong bối cảnh này, nhiều nhà phân phối thực phẩm đã tính đến phải chuyển sang dự trữ thịt gà, cá và các loại thịt khác cho kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn, thay vì gà tây truyền thống.

Tracey Engel, giám đốc Ngân hàng thực phẩm khu vực River Valley ở Arkansas cho biết: “Năm ngoái, chúng tôi đã phân phối từ 5.000 đến 6.000 con gà tây, và năm nay, chúng tôi mới có 5 con trong tủ đông của mình”, đồng thời vị này than rằng, việc giao hàng thực phẩm hiện đang mất "đến bốn tháng" do chi phí vận chuyển tăng quá lớn.

Chứng kiến ​​sự gia tăng của hàng chục triệu người dân Mỹ tìm kiếm sự trợ giúp đối với đại dịch Covid-19, nhiều nhà phân phối thực phẩm đang gấp rút kêu gọi thêm nhiều đội ngũ tình nguyện viên và các khoản quyên góp để đáp ứng nhu cầu rất lớn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đi siêu thị hồi tháng Tư năm nay. Ảnh: Nationalinterest.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đi siêu thị hồi tháng Tư năm nay. Ảnh: Nationalinterest.

Giám đốc điều hành Katie Fitzgerald của hãng Feeding America cảnh báo, tình trạng “mất an ninh lương thực” đối với những người đang khó khăn đã trở nên tồi tệ hơn và các ngân hàng thực phẩm trên toàn quốc sẽ không thể chịu được chi phí lâu hơn nữa.

Fitzgerald - người đứng đầu tổ chức giám sát hệ thống hơn 200 ngân hàng thực phẩm ở Mỹ - gọi tình trạng thiếu hụt hiện nay là "một sự xúc phạm thương tích" đối với các gia đình đang gặp khó khăn đã phải chịu đựng quá nhiều trong vài năm qua.

Sheila Dion, người sáng lập mạng lưới Erin's Angels- một tổ chức phi lợi nhuận đấu tranh chống mất an ninh lương thực ở Trung tâm New York lo lắng rằng họ sẽ không có đủ nguồn cung cấp thực phẩm trong thời gian tới.

Mối quan tâm của bà Dion bắt nguồn từ hai vấn đề trong ngành công nghiệp thực phẩm: một là nguồn cung hạn chế và hai là giá cả tăng vọt khi chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa đã tăng 6,2% trong 12 tháng qua - mức tăng lớn nhất trong hơn 30 năm. “Một khi giá thực phẩm tăng, tình trạng mất an ninh lương thực- thực phẩm đối với những người đang gặp phải vấn đề này chỉ trở nên tồi tệ hơn”, bà Dion nói.

Tổ chức Erin's Angels hiện đang bao nuôi 100 đứa trẻ vào dịp cuối tuần và giờ đây chúng đang đối diện nguy cơ đứt bữa. Kể từ khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. “Nhưng vì thiếu lao động nên nguồn cung bị đứt gẫy, điều này khiến giá cả tăng lên”, theo bà Dion.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về sự tăng đột biến này là giá của những hộp ngũ cốc nhỏ, một thực đơn hàng ngày của bọn trẻ trước đây chỉ có giá là 30 đô la, nhưng bây giờ đã tăng lên 60 đô trên Amazon. Thậm chí, hiện các nhà phân phối còn đang giới hạn số lượng người tiêu dùng có thể mua với số lượng lớn.

Dữ liệu thống kê của chính phủ dưới triều đại Tổng thống Joe Biden cho thấy, giá dầu tại Mỹ đã tăng 12,3% trong tháng 10 và 59,1% trong vòn một năm qua, trong khi đó giá năng lượng nói chung tăng 4,8% trong tháng 10 và tăng 30% trong năm qua. Trong nhóm thực phẩm, thịt, gia cầm, cá và trứng tăng 1,7% so với tháng 9 và 11,9% so với năm ngoái. Giá dịch vụ y tế tăng 0,5% và là mức tăng cao nhất trong 17 tháng qua.

(RT; NPR)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.