| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc lo lạm phát gia tăng làm mất đà tăng trưởng

Thứ Năm 11/11/2021 , 10:34 (GMT+7)

Theo giới chuyên gia, lạm phát tại cửa nhà máy gia tăng tại nền kinh tế số hai thế giới sẽ khiến Trung Quốc có thể mất động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Người tiêu dùng tranh nhau mua rau củ tại một siêu thị ở Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông hôm 10/11 trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc, thước đo chính của lạm phát, đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10. Ảnh: Chinadaily

Người tiêu dùng tranh nhau mua rau củ tại một siêu thị ở Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông hôm 10/11 trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc, thước đo chính của lạm phát, đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10. Ảnh: Chinadaily

Nhận định trên được đưa ra sau khi nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao kỷ lục vào tháng 10.

Tuy nhiên số liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa đưa ra cho thấy, chỉ số giá sản xuất và đo lường sự thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được bán bởi nhà sản xuất trong nước (PPI) tại cổng tại nhà máy của tháng 10, đã tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ 10,7% trong tháng 9 và đạt mức cao kỷ lục.

Dong Lijuan, chuyên gia phân tích cho biết, chỉ số PPI tăng là do giá dầu quốc tế tăng cao hơn và nguồn cung năng lượng cùng với nguyên liệu thô trong nước bị thắt chặt.

Trong khi đó, tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Trung Quốc, thước đo chính của lạm phát cũng tăng ở mức 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng so với mức 0,7% trong tháng 9 trong bối cảnh giá rau xanh trong nước tăng mạnh.

“Các chỉ số kết hợp cho thấy, mức chênh lệch giữa PPI và tăng trưởng CPI đã đạt  mức cao kỷ lục 12 điểm phần trăm, một dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp trung nguồn và hạ nguồn đã bị siết chặt hơn. Điều này làm hạn chế khả năng đầu tư của họ”, các chuyên gia cho biết.

Ông Tang Jianwei, trưởng nhóm nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu tài chính của Bank of Communications, cho biết: "Sự phân hóa ngày càng rộng của PPI và CPI cho thấy các vấn đề cấu trúc nổi bật mà nền kinh tế đang đối mặt. Áp lực lạm phát đối với khu vực sản xuất công nghiệp và áp lực giảm đối với tăng trưởng kinh tế đều lộ ra".

Giới chuyên gia cho rằng, tăng trưởng PPI có thể đã gần chạm đỉnh và có khả năng đi xuống với những biến động trong những tháng tới, do dư địa thu hẹp, giá dầu quốc tế có thể sẽ còn tăng đột biến hơn nữa và các biện pháp trong nước để bảo vệ nguồn cung năng lượng và sản xuất nguyên liệu thô.

Dữ liệu mới nhất cho biết, giá than nhiệt trung bình tại các cảng chính trong nước đã giảm xuống khoảng 1.094 nhân dân tệ (171 USD)/tấn vào thứ Ba, so với mức 1.362 nhân dân tệ vào cuối tháng 10.

Lu Ting, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Nomura chuyên về Trung Quốc, cho biết tăng trưởng PPI hàng năm có thể giảm xuống 11,6% vào tháng 11, do giá than tăng và nhu cầu đầu tư giảm trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản suy yếu.

Hiện nhiều người đã thận trọng hơn và tin rằng giá hàng hóa công nghiệp vẫn có thể tăng thêm. Một báo cáo của Chasing Securities cho biết, tăng trưởng PPI có thể lên tới 14,2% trong tháng 11 do tình trạng thiếu năng lượng toàn cầu và mùa đông lạnh giá.

Trước tình hình phức tạp của lạm phát toàn cầu, các chuyên gia cho rằng chính phủ Trung Quốc cần tiếp tục ổn định nguồn cung năng lượng và hàng hóa, đồng thời tăng cường hỗ trợ tài khóa và tiền tệ cho các doanh nghiệp hạ nguồn vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo ông Wang Jingwen, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại Ngân hàng Minsheng Trung Quốc, việc áp dụng các quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ cùng với chính sách hoãn thuế mới được thông qua lúc này là thực sự cần thiết để giúp các doanh nghiệp hạ nguồn vượt qua khó khăn.

Trước đó, hôm thứ Tư (10/11), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cho biết các nguồn tài chính xã hội mới, hoặc các khoản tiền mà nền kinh tế thực nhận được từ hệ thống tài chính đang ở mức 1,59 nghìn tỷ nhân dân tệ trong tháng 10, tăng 197 tỷ nhân dân tệ so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, nguồn cung tiền rộng rãi cũng đạt 233,62 nghìn tỷ nhân dân tệ vào cuối tháng 10, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái và nhanh hơn mức tăng 8,3% so với tháng trước đó.

Nông dân ở khu tự trị Choang, Quảng Tây thu hoạch rau để chuyển đến miền Bắc Trung Quốc hôm 8/11. Ảnh: Xinhua

Nông dân ở khu tự trị Choang, Quảng Tây thu hoạch rau để chuyển đến miền Bắc Trung Quốc hôm 8/11. Ảnh: Xinhua

PPI là chỉ số giá sản xuất và đo lường sự thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được bán bởi nhà sản xuất trong nước. Giá này là mức giá cơ bản (chưa bao gồm thuế). Khác với chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi giá cả từ quan điểm của người mua thì chỉ số giá sản xuất PPI lại đo lường mức giá chung từ quan điểm của người bán.

Chỉ số giá sản xuất PPI thường được dùng để tính toán sự tăng trưởng thực sự bằng cách điều chỉnh nguồn thu nhập thổi phồng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường được áp dụng để tính toán thay đổi trong chi phí sinh hoạt bằng cách điều chỉnh doanh thu và các nguồn phí.

Các nhà đầu tư có thể thấy những thay đổi trong PPI được biểu thị bằng phần trăm thay đổi so với năm trước hoặc theo từng tháng.

Đây là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và đo lường mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên thị trường sơ cấp vào một thời kỳ (thường là tháng) này so với thời kỳ khác.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất. Số liệu này mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất. Một cách tổng thể, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao, điều này sẽ có xu hướng làm mạnh đồng tiền của quốc gia.

PPI đóng vai trò như là chỉ số hàng đầu về sự thay đổi giá cuối cùng của người tiêu dùng và lạm phát. Khi chỉ số lạm phát thấp ngân hàng sẽ giảm lãi suất để kích thích kinh tế.  Ngược lại, khi lạm phát tăng ngân hàng buộc phải tăng lãi suất, tiêu dùng kém là dấu hiệu của một nền kinh tế khủng hoảng.

Chỉ số giá sản xuất PPI và lạm phát có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa và dịch vụ vì vậy chỉ số PPI tăng đồng nghĩa với lạm phát tăng. Các nền kinh tế phát triển lành mạnh với chính sách tiền tệ hợp lý thường có tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định.

Mức lạm phát cần thiết mà đa số các nền kinh tế đều hướng đến đó là mức 2%/năm.

(Chinadaily; THX)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.