| Hotline: 0983.970.780

Làm sao tăng lợi nhuận trồng lúa?

Thứ Sáu 22/07/2016 , 07:10 (GMT+7)

Đây luôn là nỗi trăn trở của nhiều nông dân. Hiện vẫn còn nhiều người đang bức xúc, do lợi nhuận trồng lúa thường bấp bênh và đôi khi quá thấp mà chưa chuyển đổi được một loại hình canh tác nào khác có lợi hơn…

Để tăng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thế nên người dân thường mong ruộng cho thu hoạch có năng suất cao, trúng mùa. Muốn có năng suất cao ta cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp. 

Nhưng khi trúng mùa, đạt năng suất cao lại phải bán được giá, thậm chí trúng giá còn quan trọng hơn trúng mùa. Nếu chỉ trúng mùa mà mất giá thì lợi nhuận vẫn thấp. Ví dụ, một nông dân thu hoạch được 7 tấn lúa/ha mà giá lúa chỉ khoảng 4.000đ/kg thì cũng không bằng ruộng lúa cùng giống nhưng có năng suất chỉ đạt 5,5 tấn mà bán được 5.500đ/kg.

Trường hợp này ở ruộng thứ 2 có thể do gặt sớm hơn, thị trường đang hút gạo nên bán được giá. Còn ruộng thu được 7 tấn, thu hoạch vào lúc giá lúa trên thị trường giảm nên lợi nhuận thấp hơn.

Gặp lúc như vậy, nếu gia đình chưa cần tiền tiêu, cố trữ lúa khô lại, có khi chỉ sau 1 tháng lại gặp giá tăng thì vẫn có thêm lợi nhuận. Nhưng ngay trong hoàn cảnh như vậy thì cũng có trường hợp, năng suất lúa đạt 4 tấn mà giá bán lại được 9.000đ/kg.

12-16-21_nh-2

 

Đấy là trường hợp người nông dân này trồng giống đặc sản, còn ruộng đạt 7 tấn nhưng là giống lúa thường, chất lượng không cao, gặp lúc thị trường cung nhiều hơn cầu thì giống đặc sản lại bán được giá hơn nên dù năng suất thấp vẫn thu lợi được cao hơn ruộng lúa đạt năng suất 7 tấn.

Đấy là trường hợp thời giá và chất lượng giống quyết định lợi nhuận của người trồng lúa. Nhưng trong cùng một hoàn cảnh thì biện pháp giảm giá đầu tư mà đạt năng suất cao thì vẫn là biện pháp căn cơ hơn cả.

Phần đầu tư của người trồng lúa bao gồm có giống, phân, thuốc (kể cả thuốc sâu bệnh và thuốc cỏ), quản lý nước, công lao động bao gồm công làm đất, gieo sạ, bón phân, xịt thuốc, tỉa dặm cây, làm cỏ, tưới nước, thu hoạch, gặt đập, vận chuyển, phơi sấy. Nếu người trồng lúa phải thuê đất thì còn phải chi phí tiền thuê mướn đất làm cho tổng chi phí cao lên, làm cho giá thành sản xuất cao lên cũng giảm một phần lợi nhuận.

Khi người trồng lúa thực hiện kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” hay “1 phải 5 giảm” thì đã có thể tiết giảm được khá nhiều chi phí đầu vào, cũng đã chắc chắn mang lại lợi nhuận cao hơn người không áp dụng kỹ thuật như vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng kỹ thuật "1 phải 5 giảm" cẩn thận thì vẫn còn có thể có biện pháp bổ sung để làm tăng lợi nhuận cho người trồng lúa cao hơn.

Trong bài này tác giả chỉ nêu một số ví dụ để so sánh giữa trường hợp áp dụng kỹ thuật "1 phải 5 giảm" khá tốt nhưng nếu thay đổi loại phân có chất lượng cao vẫn còn có thể làm giảm chi phi đầu tư mà mang lại hiệu quả cao hơn so với chỉ sử dụng kỹ thuật "1 phải 5 giảm".

Ví dụ, Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang đã tiến hành xây dựng mô hình thực nghiệm trồng lúa trong vụ ĐX 2014 - 2015 tại ấp 2, xã Vị Bình, Vị Thanh gồm 3 hộ tham gia và một mô hình khác có 2 hộ tham gia tại thị trấn Bảy Ngàn, Châu Thành A.

Mỗi hộ ở 2 địa phương này đều chọn 0,5ha đất đồng đều, chia làm 2 phần: Một nửa thực hiện kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, nhưng sử dụng phân bón theo kinh nghiệm của nông dân làm đối chứng. Còn nửa kia sử dụng phân bón chuyên dùng hiệu Đầu Trâu, đó là Đầu Trâu TE-A1 và TE-A2.

12-16-21_nh-1

 

Mọi biện pháp kỹ thuật khác ở công thức đối chứng và công thức sử dụng phân Đầu Trâu đều thực hiện như nhau, chỉ khác nhau về dạng, loại và liều lượng. Sau khi thu hoạch, phơi sấy, cân đo, đong đếm cẩn thận và tính bình quân cả 5 hộ ở 2 địa phương cho thấy năng suất lúa thu được ở mô hình bón phân Đầu Trâu đạt 8.250 kg/ha, ở ruộng đối chứng là 7.900 kg/ha, công thức đối chứng kém công thức mô hình là 350 kg thóc/ha. Tổng chi phí ruộng đối chứng là 19.593.000đ/ha, ở ruộng mô hình chỉ 16.896.000đ/ha.

Như vậy, chỉ riêng việc sử dụng phân chuyên dùng hiệu Đầu Trâu đã làm giảm chi phí đầu tư được 2.697.000đ/ha, giảm được 13,8% tiền vốn đầu tư so với nền phân đối chứng của nông dân, trong đó riêng tiền phân giảm được 318.000đ/ha.

Tuy mức giảm tiền phân không nhiều nhưng do sử dụng phân Đầu Trâu làm cây lúa khỏe hơn nên số thuốc sâu sử dụng cũng giảm hơn và kéo theo làm giảm các hoạt động khác làm cho tổng chi phí giảm. Trong lúc đó năng suất lúa ở mô hình bón phân Đầu Trâu lại cao hơn 350 kg/ha. Điều đó làm cho giá thành sản xuất lúa giảm xuống. Giá thành lúa ở ruộng mô hình là 2.200đ/kg, còn ở ruộng đối chứng là 2.542đ/kg (giảm được 13,5%).

Tổng kết 13 mô hình tương tự cũng thực hiện trong vụ ĐX ở khắp 13 tỉnh ĐBSCL cho thấy chỉ có thay đổi 1 biện pháp trong gói biện pháp kỹ thuật "1 phải 5 giảm", đó là sử dụng phân chuyên dùng hiệu Đầu Trâu thì mô hình nào cũng có kết quả là giảm lượng phân, giảm chi phí đầu tư mà năng suất lúa và lợi nhuận đều cao hơn ruộng đối chứng.

Cụ thể, ruộng bón phân Đầu Trâu giảm chi phí bình quân cả 13 tỉnh là 2.681.000đ/ha, năng suất cao hơn đối chưng là 600 kg/ha, giá thành 1 kg lúa giảm được 430đ/kg tương đương giảm 15%.

Nếu giá thóc bán tương đương nhau thì ruộng bón phân Đầu Trâu cao hơn 13,4%. Do đó, nếu ai cũng biết khai thác thì hoàn toàn có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngành trồng lúa.

 

Xem thêm
Lợn cấp cho hộ nghèo bị chết nghi do dịch tả lợn châu Phi

GIA LAI Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pah nghi lợn bị chết do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đơn vị đã phối hợp lấy mẫu xét nghiệp để kết luận nguyên nhân.

Bắt giữ xe khách chở 1,2 tấn nội tạng lên Điện Biên tiêu thụ

1,2 tấn nội tạng chứa trong 9 thùng xốp được chủ xe khách chở từ huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội lên Điện Biên đã bị bắt giữ tại Hòa Bình.

Giới thiệu nhiều vật tư, công nghệ, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp

TP.HCM Ngày 13/11, tại TP.HCM đã khai mạc Triển lãm quốc tế Sản phẩm, thiết bị, vật tư và phân bón nông nghiệp (Growtech 2024).