| Hotline: 0983.970.780

Làm vườn thành tỷ phú

Thứ Ba 20/01/2015 , 06:45 (GMT+7)

Vườn của anh Khương mỗi năm cung cấp cho thị trường 50 tấn ổi trái, 30.000 - 50.000 cây giống các loại, thu nhập khoảng 1,2 tỷ đồng.

Anh Khương (34 tuổi) ở ấp Đông Bình, xã Đông Phước, huyện Châu Thành (Hậu Giang) kể: "Ngày trước, gia đình rất khó khăn. Nhà chỉ có 2 cha con nên tôi chỉ học hết lớp 9. Thời buổi ấy lo được cái ăn đã khó nói chi đến chuyện học hành. Thôi học, tôi giúp gia đình chăm sóc vườn cây ăn trái. Sau 1 năm gắn bó, việc làm ăn có phần khởi sắc. Tôi lại đăng ký học lớp bổ túc văn hóa 12 rồi về tiếp tục công việc ruộng vườn".

Làm ruộng và trồng xoài không đem lại hiệu quả. Nhận thấy, ưu điểm của ổi không hạt dễ trồng, cho năng suất cao, giá ổn định và chất lượng trái ngon nên anh Khương lựa chọn để phát triển kinh tế vườn. Được Thạc sỹ Trần Thị Ba, Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) giới thiệu ổi không hạt, anh lên Bình Dương để tìm hiểu rồi quyết định mua 300 nhánh về trồng thử.

Từ chuyện dám nghĩ, dám làm đã giúp anh trở thành người tiên phong trồng ổi không hạt ở Hậu Giang. Có được cây giống, chàng trai trẻ này bắt tay vào trồng, chăm sóc để phát triển vườn ổi của gia đình. Từ 300 nhánh ổi không hạt ban đầu, qua 4 tháng trồng và chăm sóc đã tăng lên với số lượng 3.000 cây trên diện tích 1,4 ha.

Theo anh Khương, ổi không hạt là loại cây dễ trồng, chăm sóc. Để cây phát triển tốt nên trồng trên mô đất, cao khoảng 0,5 m, khoảng cách trồng 2 m/nhánh. Ổi từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 8 tháng, từ khi trổ bông đến thu hoạch khoảng 4 tháng, trung bình 1 cây cho từ 20 - 30 kg trái.

Nắm được kỹ thuật SX nhưng để tìm đầu ra cho loại trái cây mới này không phải là chuyện đơn giản. Chính từ sự năng động và cách làm sáng tạo đã giúp đôi vợ chồng trẻ này thắng lợi.

Mỗi năm, cơ sở của anh cung cấp cho thị trường từ 30.000 - 50.000 cây giống, với mức giá từ 20.000 - 30.000 đ/cây (tùy loại). Doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 900 triệu. Tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho 30 lao động tại địa phương.
Hằng năm, anh Khương tham gia trên 15 đợt hội chợ, với số lượng cung cấp cây giống từ 3.000 - 5.000 cây/đợt.

Anh và vợ là chị Nguyễn Thị Thúy An đến các siêu thị để tiếp thị mỗi nơi từ 5 - 10 kg ổi. Thế rồi, trong một thời gian ngắn các siêu thị đã gọi điện đặt hàng. Năm 2001, vườn ổi của anh Khương cho trái chín bán với mức giá 25.000 đ/kg, trong khi đó ổi xá lị, ổi ruột đỏ chỉ 5.000 đ/kg.

Nói về kinh nghiệm trồng ổi, anh Khương chia sẻ: "Để ổi đạt năng suất cao, chất lượng tốt, trước khi để trái thì sử dụng phân NPK rải cho cây, tiếp đến bấm đọt và để một chùm khoảng 2 trái. Trong thời kỳ nuôi trái bón tiếp phân NPK… cứ thế cây sẽ cho trái quanh năm.

Trung bình ổi không hạt cho từ 3 - 4 trái/kg. Chất lượng ngon, giòn, để lâu và được thị trường ưa chuộng, biết đến. Chính từ mô hình này, nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan và học hỏi, đặt mua giống về trồng. Cho nên, anh Khương chuyển sang kinh doanh cây giống.

Hiện vườn ổi của anh Khương đang vào vụ thu hoạch. Mỗi năm, với 1,4 ha ổi cung ứng cho siêu thị lớn ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang… khoảng 50 tấn trái, với giá bán từ 12.000 - 15.000 đ/kg.

Để có được kinh nghiệm trong việc chăm sóc và xử lý cho cây ổi đạt năng suất, cũng như kỹ thuật SX cây giống, anh Khương không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ báo, đài, cơ sở SX cây giống ở Bến Tre. Giờ đây, ổi không hạt và cơ sở cây giống của anh Khương đã có thương hiệu trên thị trường.

Năm 2014, ngoài việc bán ổi giống, anh Khương còn lai tạo cam sành, chanh không hạt, xoài Đài Loan, xoài Thái, chanh đào, dừa dứa, mít siêu sớm… Đến nay, anh Khương đã phát triển 3 cơ sở SX cây giống Sáu Quang như ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), Ô Môn (Cần Thơ), Giồng Riềng (Kiên Giang).

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.