Vụ va chạm giữa thiên thạch sao chổi và Mặt Trăng trong quá trình nguyệt thực được phát hiện khi có một tia sáng lóe lên trên bề mặt Mặt Trăng |
Qua kính viễn vọng tại Tây Ban Nha và một số nơi khác, vụ va chạm được phát hiện khi có một tia sáng lóe lên trên bề mặt Mặt Trăng. Ông Madiedo cho biết mặc dù các vụ va chạm như trên là điều bình thường, nhưng đây là vụ va chạm đầu tiên xảy ra trong quá trình nguyệt thực. Theo ông Madiedo, mảnh thiên thạch đâm vào Mặt Trăng với vận tốc khoảng 17 km/s, có trọng lượng 10kg và dài 30 cm.
Đài thiên văn Griffith tại Los Angeles (Mỹ) cũng ghi lại được khoảnh khắc đặc biệt này khi đang phát trực tuyến quá trình nguyệt thực. Ông Anthony Cook, nhà thiên văn thuộc Đài Griffith, cho biết một số nhà khoa học còn quan sát được tia sáng thứ hai, xuất hiện một phút sau tia sáng đầu tiên. Tia sáng thứ hai xuất hiện tại phần sáng nhất của ảnh Mặt Trăng thu được ở Griffith vào thời điểm đó, nên đài thiên văn này không quan sát rõ.
Để hỗ trợ quan sát quá trình nguyệt thực kéo dài hơn 3 giờ, nhà vật lý thiên văn Madiedo đã phải lắp đặt thêm 4 kính viễn vọng, bên cạnh 4 kính viễn vọng trước đó đã được đặt tại đài quan sát ở Seville. Ông cho biết việc theo dõi các vụ va chạm trên Mặt Trăng thường được tiến hành trong vòng 5 ngày trước và sau khi trăng non, bởi đó là khoảng thời gian các tia sáng có thể quan sát dễ dàng. Ông cũng lưu ý rằng việc theo dõi Mặt Trăng có thể giúp các nhà khoa học dự đoán chính xác hơn tỉ lệ của các vụ va chạm, không chỉ ở Mặt Trăng mà còn cả Trái Đất.
Một số nhà khoa học còn quan sát được tia sáng thứ hai, xuất hiện một phút sau tia sáng đầu tiên |