| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề mứt gừng 200 năm tuổi nức tiếng xứ Huế vào vụ Tết

Thứ Tư 11/01/2023 , 18:44 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Ở Huế nhiều vùng quê vẫn còn lưu giữ các công thức chế biến mứt gừng truyền thống, nhưng thơm ngon và nổi tiếng hơn cả là mứt gừng ở làng nghề Kim Long.

Cũng như nhiều làng nghề truyền thống Huế chuyên sản xuất, cung ứng các mặt hàng cho thị trường Tết, những ngày cận kề Tết Quý Mão 2023, người dân Kim Long (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lại đang hối hả vào vụ mùa lớn và sôi động nhất năm. Gần 200 năm nay, làng nghề chuyên làm mứt gừng nằm bên dòng sông Hương thơ mộng này vẫn đỏ lửa như vậy vào những ngày giáp Tết. 

Cũng như nhiều làng nghề truyền thống Huế chuyên sản xuất, cung ứng các mặt hàng cho thị trường Tết, những ngày cận kề Tết Quý Mão 2023, người dân Kim Long (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) lại đang hối hả vào vụ mùa lớn và sôi động nhất năm. Gần 200 năm nay, làng nghề chuyên làm mứt gừng nằm bên dòng sông Hương thơ mộng này vẫn đỏ lửa như vậy vào những ngày giáp Tết. 

Nhắc đến mứt gừng xứ Huế, hiện nhiều làng nghề vẫn còn lưu giữ các công thức chế biến mứt truyền thống như làng Kim Long, Xuân Hòa, Dạ Lê... Nhưng nổi tiếng hơn cả là làng nghề mứt gừng Kim Long, nằm bên dòng sông Hương thơ mộng.

Nhắc đến mứt gừng xứ Huế, hiện nhiều làng nghề vẫn còn lưu giữ các công thức chế biến mứt truyền thống như làng Kim Long, Xuân Hòa, Dạ Lê... Nhưng nổi tiếng hơn cả là làng nghề mứt gừng Kim Long, nằm bên dòng sông Hương thơ mộng.

Về Kim Long những ngày này, mùi thơm của mứt gừng đã phảng phất khắp lối xóm. Mứt gừng được sản xuất nơi đây là loại mứt khô giòn và ráo rất đặc trưng của địa phương.

Về Kim Long những ngày này, mùi thơm của mứt gừng đã phảng phất khắp lối xóm. Mứt gừng được sản xuất nơi đây là loại mứt khô giòn và ráo rất đặc trưng của địa phương.

Sở dĩ mứt gừng xứ Huế được người tiêu dùng gần xa tin chọn là do mứt không cần chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản lại có vị ngon cay nồng, ngọt thanh. Các hộ dân làm mứt gừng Huế tại Kim Long cho biết, loại gừng được sử dụng chế biến phải là gừng thu hoạch vào cuối năm, không quá xơ già cũng không quá non để có vị cay nồng đến độ. 

Sở dĩ mứt gừng xứ Huế được người tiêu dùng gần xa tin chọn là do mứt không cần chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản lại có vị ngon cay nồng, ngọt thanh. Các hộ dân làm mứt gừng Huế tại Kim Long cho biết, loại gừng được sử dụng chế biến phải là gừng thu hoạch vào cuối năm, không quá xơ già cũng không quá non để có vị cay nồng đến độ. 

Để có những lát mứt mang đậm hương vị đặc trưng, củ gừng phải được trồng ở vùng đất đồi Tuần pha sỏi phía Tây Bắc thành phố Huế. Người dân cho biết, gừng trồng ở vùng này tuy củ không to nhưng lại tươi non đủ độ, có vị cay đậm đà và thơm hơn hẳn những nơi khác.

Để có những lát mứt mang đậm hương vị đặc trưng, củ gừng phải được trồng ở vùng đất đồi Tuần pha sỏi phía Tây Bắc thành phố Huế. Người dân cho biết, gừng trồng ở vùng này tuy củ không to nhưng lại tươi non đủ độ, có vị cay đậm đà và thơm hơn hẳn những nơi khác.

Điều khác biệt hơn nữa làm nên thương hiệu mứt gừng Kim Long chính nguyên liệu và quy trình chế biến. Theo đó, toàn bộ quá trình sản xuất và chế biến mứt gừng ở làng nghề Kim Long đều bằng phương pháp chế biến hoàn toàn thủ công và sử dụng nhiên liệu củi theo truyền thống. 

Điều khác biệt hơn nữa làm nên thương hiệu mứt gừng Kim Long chính nguyên liệu và quy trình chế biến. Theo đó, toàn bộ quá trình sản xuất và chế biến mứt gừng ở làng nghề Kim Long đều bằng phương pháp chế biến hoàn toàn thủ công và sử dụng nhiên liệu củi theo truyền thống. 

Gừng sau khi được gọt sạch, thái mỏng đều tay, gừng được ngâm cùng chanh và quất để miếng gừng sạch, vàng đẹp. Sau đó, gừng tiếp tục được luộc vừa chín tới.

Gừng sau khi được gọt sạch, thái mỏng đều tay, gừng được ngâm cùng chanh và quất để miếng gừng sạch, vàng đẹp. Sau đó, gừng tiếp tục được luộc vừa chín tới.

Tiếp đó, từng miếng gừng được trộn đều với đường trắng đem nấu chậm, liu riu dưới lửa củi nhỏ để nước đường chảy vàng óng thấm dần vị ngọt vào miếng gừng cay. Sau một thời gian vừa đủ, mứt được đổ ra khay, để ráo khô một cách tự nhiên, trở nên giòn rụm và được đóng gói cẩn thận trước khi đưa đi tiêu thụ khắp các vùng miền.

Tiếp đó, từng miếng gừng được trộn đều với đường trắng đem nấu chậm, liu riu dưới lửa củi nhỏ để nước đường chảy vàng óng thấm dần vị ngọt vào miếng gừng cay. Sau một thời gian vừa đủ, mứt được đổ ra khay, để ráo khô một cách tự nhiên, trở nên giòn rụm và được đóng gói cẩn thận trước khi đưa đi tiêu thụ khắp các vùng miền.

 Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ của mứt gừng Kim Long không chỉ bó hẹp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế mà sản phẩm còn bán rất chạy tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. vào những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, mứt gừng Kim Long được bán với giá từ 50.000 – 70.000 đồng/kg và rất được người tiêu dùng tin chọn. 

 Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ của mứt gừng Kim Long không chỉ bó hẹp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế mà sản phẩm còn bán rất chạy tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. vào những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, mứt gừng Kim Long được bán với giá từ 50.000 – 70.000 đồng/kg và rất được người tiêu dùng tin chọn. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.