Làng rèn 300 năm tuổi ngày đêm đỏ lửa dịp cận Tết
Thứ Tư 22/01/2025 , 09:46 (GMT+7)Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.

Những ngày này, người dân ở làng rèn Minh Khánh (xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đang tất bật sản xuất các sản phẩm dao, rựa, cuốc, liềm... để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm của nghề rèn nơi đây bởi nhu cầu đặt hàng tăng cao.

Theo những thợ rèn lớn tuổi trong làng, ông tổ của nghề rèn ở làng Minh Khánh là một người có nguồn gốc ở phía Bắc tên là Đinh Khắc Nhơn. Cách đây 300 năm, ông Đinh Khắc Nhơn cùng gia đình di cư vào phía Nam và chọn mảnh đất Tịnh Minh nằm sát bên con sông Trà Khúc để khai hoang, lập làng và chọn nghề rèn làm kế sinh nhai. Kể từ đó trải qua bao thế hệ, nghề này vẫn duy trì mãi cho đến tận bây giờ.

Vào thời điểm cận Tết, do lượng hàng tăng gấp 2 đến 3 lần bình thường nên các lò rèn ở làng Minh Khánh luôn đỏ lửa từ sáng sớm cho đến khi tối mịt. Đâu đâu cũng văng vẳng bên tai tiếng búa chan chán, tiếng mài, đập liên hồi từ các lò rèn của người dân địa phương.

Ông Nguyễn Tòng (66 tuổi) cho biết, đến đời của ông là đời thứ 3 trong gia đình làm nghề rèn. So với các nghề khác thì nghề này rất vất vả, đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ và phải có sức lực. Đồng thời, người thợ rèn cũng phải thường xuyên chịu đụng cái nóng từ các lò lừa, bụi bặm. Để tạo ra những sản phẩm đẹp về mẫu mã, chất lượng tốt phải trải qua nhiều công đoạn.

Nguyên liệu để rèn ra những con dao, rựa, liềm, cuốc được người dân ở đây gọi chung với cái tên là "mỳ". Đây là những thanh sắt được cắt ra từng khúc nhỏ có đường kính từ 16 đến 18mm, dài ngắn tùy theo độ dài của sản phẩm muốn làm ra. Những thanh sắt này sau đó sẽ được nung vào lửa để dễ dàng đập mỏng, tạo hình.

Thời gian trước, các công đoạn để làm ra sản phẩm ở làng rèn Minh Khánh hầu hết đều bằng thủ công. Những năm gần đây, nhiều lò rèn đã đầu tư các loại máy móc như máy mài, máy đập để hỗ trợ giúp người thợ đỡ vất vả hơn cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Mặc dù vậy, một số công đoạn vẫn phải thực hiện bằng phương pháp truyền thống và đòi hỏi kinh nghiệm của người thợ lành nghề.

Bên cạnh những người thợ rèn chính là nam giới thì với các công việc đơn giải như nung thanh sắt cũng có sự hỗ trợ của phụ nữa.

Sản phẩm sau khi tạo hình xong sẽ được mài sắc bén để phục vụ cho công việc, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trung bình mỗi ngày, 1 người thợ lành nghề ở làng rèn Minh Khánh có thể làm ra được từ 20 - 30 sản phẩm tùy theo độ khó.

Với truyền thống từ lâu đời, người thợ rèn ở làng Minh Khánh luôn tỉ mẫn chăm chút cho các sản phẩm mình làm ra để mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng.

Trung bình mỗi năm, làng rèn Minh Khánh sản xuất ra khoảng 20.000 sản phẩm chủ yếu là dao, rựa, liềm, cuốc, xẻng...phục vụ nhu cầu của người dân không chỉ trong tỉnh mà còn ở nhiều tỉnh phía Nam và khu vực Tây Nguyên.

Theo lãnh đạo UBND xã Tịnh Minh, hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 60 hộ dân gắn bó với nghề rèn. Làng rèn Minh Khánh đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng công nhận đây là làng nghề truyền thống của địa phương.
tin liên quan

Vườn cây cảnh trị giá bạc tỷ của lão nông Thanh Hóa
Ông Đào Duy Lộc, thôn Nội Sơn, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) là chủ sở hữu vườn cây cảnh đẹp như cổ tích, trị giá cả chục tỷ đồng.

Làng Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo
Tối 14/2 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra lễ đón 2 làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc là thành viên mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Bánh cốm ngò đặc sản lễ hội tháng Giêng
Bình Dương Giữa dòng người náo nức, những quầy bánh cốm ngò được bày bán, mang đến hương vị truyền thống khó quên, đậm chất văn hóa và tinh thần lễ hội Rằm tháng Giêng.

Về nơi mạ khay, máy cấy chạy đầy đường
Hải Dương Là địa phương đi đầu trong đẩy mạnh cơ giới hóa của huyện Bình Giang (Hải Dương), đến nay gần như toàn bộ diện tích gieo cấy lúa tại xã Long Xuyên được thực hiện bằng máy.

Xóm 'cà ràng' ngày đêm đỏ lửa
An Giang Hơn 50 năm qua, xóm cà ràng ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân (An Giang) hàng ngày đỏ lửa nung hàng nghìn chiếc cà ràng (bếp lò) mang đi tiêu thụ cả vùng ĐBSCL.

Tranh thủ nắng ấm, nông dân gieo cấy lúa đông xuân
Trong ngày 11/2, nhiều khu vực tại tỉnh Hải Dương có nắng ấm, nhiệt độ lên khoảng 20 độ C, thuận lợi cho việc gieo cấy mạ tập trung vụ đông xuân.