Các trường hợp lây nhiễm được báo cáo ở châu Phi vẫn thấp hơn châu Âu và Mỹ nhưng số lượng đang gia tăng ở Nam Phi, Kenya, Ai Cập, Algeria và Burkina Faso. Viễn cảnh ảm đạm kinh tế mà đại dịch mang tới ngày càng rõ.
Đầu tuần này, những người đứng đầu Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã bày tỏ ủng hộ đình chỉ thanh toán nợ để giúp châu Phi tăng cường hệ thống y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh.
Các bộ trưởng cũng yêu cầu ngừng trả khoản nợ gốc áp dụng cho những quốc gia "mong manh", nơi mọi người rất dễ bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Tim Jones, người đứng đầu chính sách của Chiến dịch Jubilee Debt, nói rằng việc xóa bỏ yêu cầu thanh toán thực tế trong năm nay sẽ là “cách nhanh nhất để giữ tiền ở lại các nước châu Phi”.
Theo ông, “tất cả các chủ nợ cần phải trả lời nhanh chóng bằng cách chấp nhận lời kêu gọi này”.
David Malpass, người đứng đầu Ngân hàng Thế giới, cũng ủng hộ việc đình chỉ tất cả các khoản thanh toán nợ cho các nước nghèo nhất. Nhưng ông tiếp tục nói rằng các nước nên thực hiện các chính sách kinh tế thị trường tự do, chẳng hạn như loại bỏ các quy định và trợ cấp.
Điều này phù hợp với cách tiếp cận dài hạn của Ngân hàng thế giới. G7 cũng đã cam kết làm bất cứ điều gì cần thiết khi nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ bị suy thoái.
Theo tính toán của Chiến dịch Jubilee Debt, 76 quốc gia được ông Malpass nhắc đến dự kiến phải chi 18,1 tỷ đô la (15,5 tỷ bảng) trong năm nay để thanh toán nợ cho các chính phủ khác, 12,4 tỷ đô la trả cho các tổ chức đa phương và 10,1 tỷ đô la trả cho các chủ nợ tư nhân bên ngoài.