| Hotline: 0983.970.780

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đối thoại với dân mất đất vì khai thác cát

Thứ Tư 03/04/2019 , 19:15 (GMT+7)

Chiều 3/4, trao đổi với NNVN, ông Hoàng Công Thủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ xác nhận sẽ chủ trì buổi đối thoại với người dân Đông Khê về tình trạng khai thác cát sỏi gây mất đất sản xuất trên địa bàn vào sáng 4/4.

* Người dân Đông Khê yêu cầu rút giấy phép hoạt động khai thác cát trên địa bàn

17-54-08_dk2
Người dân mất đất ở Đông Khê yêu cầu rút giấy phép đối với hoạt động khai thác cát trên địa bàn

Nhiều ngày qua, cho rằng chính quyền địa phương “bảo kê” cho hoạt động khai thác cát sỏi khiến hàng chục ha đất sản xuất của nhân dân bị đổ xuống sông, người dân xã Đông Khê (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đã cầu cứu khắp mọi nơi, thậm chí họ dựng lều, đánh trống, tụ tập nấu cơm ăn ngay trước cổng trụ sở cơ quan công quyền...

Theo người dân địa phương, kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ ký cấp giấy phép cho Cty CP Vật tư và xây dựng Đô thị Phú Thọ ngày 5/7/2017 thì doanh nghiệp trên được khai thác khoáng sản cát, sỏi trên diện tích 10,6ha tại 2 xã Đông Khê và Nghinh Xuyên, huyện Đoan Hùng. Người dân phản đối, chính quyền địa phương đã hứa sẽ kiểm tra, làm rõ và động viên người dân giải tán, tuy nhiên sau đó các tàu cát lại tiếp tục hoạt động đã khiến người dân mất niềm tin và cho rằng có sự “tiếp tay”, “bảo kê” từ phía cơ quan chức năng...

Trước sự phản đối của người dân, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản số 1264/UBND-KTN về việc dừng khai thác cát sỏi lòng sông Chảy đoạn qua địa bàn xã này. Giao Sở TN-MT thông báo cho Cty CP Vật tư và xây dựng Đô thị Phú Thọ tạm dừng khai thác cát sỏi; giao Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với huyện Đoan Hùng, cơ quan liên quan kiểm tra tình hình sạt lở bờ, vở sông, đề xuất báo cáo tỉnh phương án xử lý bảo đảm an toàn bờ, vở sông Chảy địa bàn xã Đông Khê. Đây là lần thứ 2, cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ yêu cầu dừng khai thác cát, sỏi trên sông Chảy sau khi người dân tụ tập phản đối việc khai thác cát gây sạt lở đất sản xuất.

Trước buổi đối thoại với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, đại diện người dân mất đất, ông Nguyễn Thế Tính trả lời NNVN: “Nguyện vọng của người dân mất đất chúng tôi bây giờ là chính quyền phải rút giấy phép khai thác khoáng sản của doanh nghiệp. Bởi chính những ông bà đó đã ký cấp giấy phép khai thác cát sỏi mà chưa được sự tuyên truyền cho nhân dân nên nhân dân mới đấu tranh, xua đuổi để bảo vệ đất đai. Việc chúng tôi đấu tranh đã 2 năm nay rồi nhưng không ai giải quyết. Thậm chí chúng tôi còn bị xã hội đen đe dọa nên nhân dân mới bất bình”.

Đề xuất với lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, người dân Đông Khê còn yêu cầu, đối với diện tích đất đã bị sạt lở, nguyện vọng của nhân dân là phải đền bù, ngoài ra, thực hiện các biện pháp đê kè để bảo vệ diện tích đất còn lại.

“Nếu không kè bờ sông thì đất đai sẽ mất hết, nhân dân sẽ thất nghiệp. Chưa kể việc chính quyền cấp phép khai thác cát đã tạo ra những cái bẫy đối với người dân bởi những điểm sạt lở là những bẫy tử thần giết người dân. Nhiều nơi bị khoét sâu hàng chục mét, cây trồng, vật nuôi và con người có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhân dân chúng tôi mong mỏi thực trạng khai thác cát sẽ chấm dứt, đất đai người dân được bảo vệ”, người dân Đông Khê kiến nghị.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.