| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai mở rộng 533ha cây ăn quả ôn đới

Thứ Sáu 23/08/2024 , 10:28 (GMT+7)

Năm 2024, Lào Cai tập trung phát triển, mở rộng 533ha cây ăn quả ôn đới.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân bón phân, chăm sóc cây lê VH6. Ảnh: Lưu Hòa.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân bón phân, chăm sóc cây lê VH6. Ảnh: Lưu Hòa.

Tỉnh Lào Cai có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới. Khai thác lợi thế này, những năm qua, địa phương đã tích cực phát triển một số cây ăn quả có thế mạnh như mận tam hoa, mận Tả Van, lê VH6, lê địa phương, đào... 

Năm 2024, Lào Cai tập trung phát triển, mở rộng 533ha cây ăn quả ôn đới tại các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa, nâng tổng diện tích toàn tỉnh đạt 5.040ha. Việc mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới phải bố trí thành vùng trồng tập trung, gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với du lịch.

Về thời vụ: Đối với cây mận, đào, thời vụ tốt nhất từ tháng 11 - 12 khi cây mận rụng lá và chuẩn bị đâm chồi, cũng là khi trồng có tỷ lệ sống cao nhất và vụ xuân từ tháng 2 - 3 sau khi rụng lá. Đối với cây lê, thời vụ tốt nhất từ tháng 12 năm trước tới tháng 1 năm sau khi cây rụng lá, chưa lên lá mới và lộc non.

Tiêu chuẩn cây giống: Đảm bảo các tiêu chuẩn về giống như: Không sâu bệnh, không cụt ngọn, kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, tỷ lệ cây sống cao…; lựa chọn mua cây giống ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Việc phát triển các sản phẩm đặc hữu, có thế mạnh của địa phương được gắn liền với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng vườn cây ăn quả ôn đới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với phát triển du lịch sinh thái. Nâng cao hơn nữa vai trò các HTX, tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc liên kết sản xuất. Tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, quảng bá sản phẩm và triển khai xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm…

Xem thêm
Nỗi niềm cán bộ thú y: [Bài 3] Không đam mê khó gắn bó với nghề

KON TUM Thu nhập chẳng là bao, các cán bộ thú y cơ sở đến với nghề bởi niềm đam mê, cảm thấy xót xa khi nhìn đàn vật nuôi của người dân bị bệnh mà chết.

Nông dân Đồng Tháp tiếp cận nhanh với công nghệ số

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp xem chuyển đổi số là động lực, là tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội và mong muốn tạo ra làn sóng mới trong sản xuất nông nghiệp.