| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai siết chặt quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thứ Bảy 10/09/2022 , 17:58 (GMT+7)

Việc duy trì chứng nhận hữu cơ tại các vùng chè, quế còn gặp khó khăn do chưa xây dựng được vùng đệm an toàn để bảo vệ vùng sản xuất hữu cơ.

Những năm qua, sản xuất trồng trọt tỉnh Lào Cai đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao như chè, chuối, dứa, dược liệu, quế, rau trái vụ, cây ăn quả ôn đới... Các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn, kỹ thuật ngày càng mở rộng, diện tích được chứng nhận hữu cơ quốc tế được nâng lên (3.500ha quế, 600ha chè); công tác cấp mã số vùng trồng được tích cực triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

duoc-1-1724_20200304_626-173245

Các vùng cây dược liệu tại Lào Cai được đặc biệt coi trọng việc kiểm soát sử dụng thuốc BVTV. Ảnh: TL.

Tuy nhiên, tại một số vùng sản xuất hàng hóa vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục, còn lạm dụng thuốc BVTV; việc duy trì chứng nhận hữu cơ tại các vùng chè, quế còn gặp khó khăn do chưa xây dựng được vùng đệm an toàn để bảo vệ vùng sản xuất hữu cơ, gây hiện tượng phơi nhiễm thuốc BVTV tại các vùng giáp ranh, ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm, có nguy cơ bị thu hồi giấy chứng nhận, mất vùng nguyên liệu hữu cơ.

Để quản lý tốt việc sử dụng thuốc BVTV tại vùng sản xuất hàng hóa, Sở NN-PTNT Lào Cai đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, HTX tại các vùng sản xuất hàng hóa và các cơ quan liên quan phối hợp rà soát, thống kê vùng đệm xung quanh vùng sản xuất hàng hóa; đẩy nhanh việc cấp mã số vùng trồng; truy suất nguồn gốc sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ các hộ sản xuất trong vùng liên kết, thành lập các tổ hợp tác, HTX; hình thành và phát triển hoạt động dịch vụ BVTV trong các HTX, tổ hợp tác để thực hiện quản lý sử dụng thuốc BVTV tập trung, hướng tới việc cung cấp các sản phẩm an toàn, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn người sản xuất áp dụng các quy trình kỹ thuật, như: GAP, hữu cơ, "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)... nhằm quản lý tốt các đối tượng dịch hại, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học.

Việc xây dựng các vùng quế hữu cơ còn gặp khó khăn do nguy cơ phơi nhiễm thuốc BVTV tại các vùng xung quanh. Ảnh: Lưu Hòa.

Việc xây dựng các vùng quế hữu cơ còn gặp khó khăn do nguy cơ phơi nhiễm thuốc BVTV tại các vùng xung quanh. Ảnh: Lưu Hòa.

Tuyệt đối không sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học đối với vùng sản xuất hữu cơ và vùng đệm với khoảng cách đúng quy định; khuyến khích sử dụng các hoạt chất sinh học, thảo mộc, ít độc, phân hủy nhanh, vừa phòng trừ được sâu bệnh hại vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Rà soát số lượng bể thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV, bổ sung xây mới hàng năm đảm bảo quy định (cần tối thiểu phải có 1 bể chứa thu gom trên diện tích 3ha đất canh tác cây trồng hàng năm và 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc BVTV). Hướng dẫn việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng quy định.

Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương; xử lý nghiêm hành vi vi phạm về kinh doanh buôn bán sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn.

Chủ động lồng ghép, xây dựng tổ dịch vụ BVTV, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ BVTV nhằm quản lý tốt thành phần, chủng loại vật tư đầu vào và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trong sản xuất. Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện thu gom bao gói thuốc BVTV và các phế phụ phẩm khác đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đối với các doanh nghiệp liên kết tại các vùng sản xuất đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, các vùng đang xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP: Khẩn trương xây dựng các dải cách ly (vùng đệm), đồng thời phối hợp quản lý tốt sản xuất tại dải cách ly và vùng giáp ranh với cánh đồng thông thường để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho sản xuất hữu cơ theo quy định.

Hoàn thiện hồ sơ cấp mã số vùng trồng, quản lý vùng trồng thông qua sơ đồ của từng hộ sản xuất, ghi chép nhật ký đồng ruộng, kiểm dịch thực vật...

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất