| Hotline: 0983.970.780

Lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực để tái cơ cấu

Thứ Tư 01/03/2023 , 21:51 (GMT+7)

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, công nghệ sinh học của Việt Nam đang được triển khai trên cả 3 mũi nhọn là thao tác gen, tế bào và vi sinh vật.

4eb1ef3df0942aca7385

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ghi nhận sự hợp tác với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tại nhiều lĩnh vực, trong đó có sản xuất vacxin dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Tùng Đinh.

Chiều 1/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Alexis Taylor. Tại buổi gặp, ông khẳng định quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Đặc biệt, Hoa Kỳ đang là đối tác số một về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 26%.

Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Nam đã nghiên cứu thành công vacxin dịch tả lợn châu Phi và đã tiêm được 650.000 liều, với tỷ lệ đáp ứng miễn dịch hơn 93%. Đồng thời, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó có ngô và đậu tương - những sản phẩm thế mạnh của nông nghiệp Hoa Kỳ. Hiện phía Việt Nam đã nhận 52 hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đa phần trong số này là ngô và đậu tương.

Qua buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp. Ông đánh giá, trong quá trình hội nhập hiện nay, khoa học công nghệ phải liên tục cập nhật và rất cần sự giúp đỡ từ phía Chính phủ và doanh nghiệp Hoa Kỳ.

“Chúng tôi mong muốn bà Thứ trưởng và đoàn công tác nghiên cứu hỗ trợ Việt Nam cả về công nghệ nguồn, cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực. Hy vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thời gian tới”, Thứ trưởng Tiến nói.

f89052ad4d04975ace15

Bà Alexis Taylor tin tưởng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa thúc đẩy quan hệ hai nước. Ảnh: Tùng Đinh.

Cảm ơn sự mến khách của phía Việt Nam, Thứ trưởng Alexis Taylor khẳng định, Việt Nam hiện là đối tác quan trọng trong quan hệ nông nghiệp với Hoa Kỳ. Bà đánh giá cao quan hệ với Bộ NN-PTNT Việt Nam và rất quan tâm đến khía cạnh tiềm năng là đổi mới sáng tạo và công nghệ.

“Hiện nay, chúng ta có 2 thách thức là biến đổi khí hậu và an ninh lương thực. Việc phát triển công nghệ, sáng tạo sẽ là những chìa khóa cốt lõi để giải quyết 2 vấn đề này”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chia sẻ.

Tin rằng nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật là vấn đề quan trọng trong hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, bà Taylor bày tỏ hy vọng, có thể tìm thấy bưởi của Việt Nam trên các quầy hàng tại Hoa Kỳ sau khi kết thúc chuyến thăm này.

Thay mặt Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bà Thứ trưởng đề nghị Viện Di truyền Nông nghiệp góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác với phía Hoa Kỳ nhằm nâng cao năng lực, không chỉ là các công nghệ truyền thống mà còn cả các công nghệ gen thế hệ mới.

BATH1098

GS.TS. Lê Huy Hàm (phải), nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ảnh: Bảo Thắng.

Năm 2023, Hoa Kỳ chủ trì APEC. Do đó, phía Hoa Kỳ rất mong được tiếp đón Viện Di truyền Nông nghiệp và các đại diện ­Việt Nam tham gia sự kiện này, trong đó hội nghị cấp cao về công nghệ sinh học.

“Hôm trước, chúng tôi có làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được biết một giảng viên đã tốt nghiệp chương trình nghiên cứu ứng dụng biến đổi gen cho đậu nành để thích ứng với hạn hán. Đây là một nội dung rất được chú ý trong hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực sắp tới”, bà Taylor nói tiếp.

Phát biểu tại buổi làm việc giữa hai Thứ trưởng, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Phạm Xuân Hội chia sẻ một thành tựu nổi bật của Viện thời gian qua như: xây dựng hệ thống giống nấm chất lượng cao, chọn tạo và đưa vào sản xuất 62 giống cây trồng, nấm ăn, nấm dược liệu các loại trong giai đoạn 2015-2022.

Cam kết coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực để tái cơ cấu nông nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, công nghệ sinh học của Việt Nam đang được triển khai trên cả 3 mũi nhọn là: thao tác gen, tế bào và vi sinh vật.

Thừa nhận còn một số hạn chế trong chỉnh sửa gen của ngành nông nghiệp Việt Nam, ông kêu gọi sự đầu tư, chuyển giao khoa học của các doanh nghiệp công nghệ Hoa Kỳ để khắc phục vấn đề này.

Cùng ngày, thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho GS.TS. Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2017 đến năm 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm