| Hotline: 0983.970.780

Lễ hội du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp

Chủ Nhật 10/11/2019 , 21:37 (GMT+7)

Tối 10/11, tại trung tâm huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra khai mạc lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp lần 4. 

Đây là lễ hội được UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức 2 năm một lần nhằm bảo tồn và phát huy các kiến trúc văn hóa cổ xưa của các bậc tiền nhân để lại.

Bên cạnh đó, lễ hội cũng nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá về hình ảnh văn hóa, du lịch, các sản phẩm độc đáo Tiền Giang đến với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội Văn hóa-du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp sẽ diễn ra từ ngày 10-12/11/2019.

Bà Cao Thị Mạnh, chủ nhân một nhà cổ tại đây cho biết: "Lễ hội lần này người trong làng rất phấn khởi. Lễ hội này rất có ý nghĩa để quảng bá nét văn hóa, đặc trưng của người dân nơi đây".

Làng cổ Đông Hòa Hiệp còn trên 10 ngôi nhà cổ mang đậm dấu ấn xưa trên 100 năm tuổi.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp tọa lạc trên địa bàn xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Khu làng này còn 10 ngôi nhà cổ mang đậm phong cách nhà vườn Nam Bộ và 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình làng có tuổi đời hơn 100 năm. Trong các ngôi nhà này vẫn còn giữ được nhiều đồ vật, các bộ bàn ghế chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng bằng sứ rất đẹp và quý hiếm.

Đây là 1 trong 3 làng cổ của Việt Nam được Tổng cục Du lịch và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn. Tại làng cổ Đông Hòa Hiệp, mỗi năm thu hút trên 100.000 lượt du khách đến tham quan (trong đó hơn 75% là khách quốc tế).

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm