| Hotline: 0983.970.780

Lệ Thủy phấn đấu đạt 16,4 tiêu chí nông thôn mới/xã

Thứ Ba 14/05/2019 , 08:38 (GMT+7)

Qua hơn 8 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), trong năm 2018, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã có 4 xã về đích NTM, đưa số xã đạt chuẩn lên 16/26 xã.

Toàn huyện đã huy động trên 220 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các tiêu chí NTM. Trong đó, ngân sách Trung ương và tỉnh hơn 46,2 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 162 tỷ đồng và người dân đóng góp hơn 11 tỷ đồng...

07-36-32_tp_trung_kien_co_ho_kenh_muong_de_hon_thnh_tieu_chi_so_3_ti_le_thuy
Tập trung kiên cố hóa kênh mương để hoàn thành tiêu chí số 3 tại Lệ Thủy

Hiện, toàn huyện có 26/26 xã đạt tiêu chí quy hoạch. Các chương trình, dự án mà huyện Lệ Thủy đang triển khai đã phát huy tính gắn kết như, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ SX và đời sống người dân tiếp tục được quan tâm; toàn huyện đã đầu tư nâng cấp, xây mới đạt chuẩn 51,27km đường giao thông các loại; 6,58km kênh mương đã được xây dựng, sửa chữa phục vụ SX; 17 trường học, 6 nhà văn hóa được xây dựng, sửa chữa; lắp đặt 12.088m đường điện sáng; xây dựng 76 cổng chào và các trạm y tế, nước sạch, chợ, điện...

Nhóm tiêu chí nâng cao chất lượng đời sống nông dân cũng được quan tâm đúng mức. Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Về tiêu chí nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 24.886 ha; tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 99.292 tấn, toàn huyện có trên 138 trang trại; 64 HTX.

Ngoài ra, công tác phát triển ngành nghề nông thôn được huyện Lệ Thủy chỉ đạo thực hiện, trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển các khâu như chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị…

Cùng với đó, Lệ Thủy đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển SX liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 với các chuỗi giá trị khoai gieo, cà chua, cá lóc, dứa, mướp đắng, mật ong, tinh bột nghệ, nấm, dầu tràm, ớt, gạo sạch. Huyện cũng tiếp tục hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, cải tiến mẫu mã bao bì cho cho các sản phẩm nông sản như khoai gieo, dưa lưới, cam mật, mướp đắng, nén, tinh bột nghệ, gạo...

Công tác y tế, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm; có 21/26 xã đạt tiêu chí về y tế, 100% xã có tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 70%, trên 86,1% số hộ được công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa; 144/156 đơn vị, 176/191 thôn, bản được công nhận Danh hiệu Văn hóa qua hàng năm.

Tiêu chí giáo dục và đào tạo được quan tâm, công tác phổ cập giáo dục, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT thực hiện đạt hiểu quả. Trong năm, Lệ Thủy đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp 5 lớp với 170 học viên tham gia, tổng kính phí dạy nghề là 350 triệu đồng, tập trung vào các lớp chủ yếu như nuôi ong, nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm. Cùng với đó, toàn huyện có 23/26 xã đạt chuẩn về quốc phòng và an ninh...

Năm 2019, Lệ Thủy phấn đấu đạt 427 tiêu chí (tăng thêm 12 tiêu chí so với năm 2018, số tiêu chí tăng bình quân đạt 1,2 tiêu chí/xã, tiêu chí bình quân đạt 16,4 tiêu chí/xã ); có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM; 1 - 3 xã đạt xã NTM nâng cao, trong đó xây dựng 1 xã NTM kiểu mẫu; 1 - 2 khu dân cư đạt khu dân cư kiểu mẫu; 1 - 2 HTX kiểu mẫu; 10 km đoạn đường kiểu mẫu và 30 - 40 vườn hộ mẫu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm