| Hotline: 0983.970.780

Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hà Nội

Thứ Sáu 14/08/2020 , 11:41 (GMT+7)

Sáng 14/8, lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hà Nội được bắt đầu vào lúc 8h với việc thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang.

Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: VGP.

Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: VGP.

Sau khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giới thiệu tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng và cống hiến của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, đoàn của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào viếng.

Cùng đoàn, có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng. Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng tham gia đoàn viếng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi các vòng hoa viếng cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Trong sổ tang, nhiều vị lãnh đạo bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết "Xin kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa đồng chí Lê Khả Phiêu - nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta".

Ghi sổ tang của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có đoạn, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là "nhà lãnh đạo tâm huyết, trách nhiệm, nhà chính trị, quân sự đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển đất nước".

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng viết, "là người phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị suốt những năm tháng trong quân ngũ và khi trở thành người đứng đầu Đảng ta, đồng chí Lê Khả Phiêu đều dành nhiều tâm huyết, trí lực, công sức cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng"...

Lễ viếng cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được tổ chức từ 8h ngày 14/8 đến 12h ngày 15/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia; lễ truy điệu vào 12h30 ngày 15/8, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Cùng thời gian này, tại hội trường Thống nhất (TP.HCM), hội trường 25B đường Quang Trung (TP Thanh Hóa) cũng tổ chức lễ viếng, truy điệu cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Ban lễ tang gồm 35 thành viên, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần lúc 2h52 ngày 7/8 ở tuổi 89, tại Hà Nội. Ông sinh năm 1931, quê xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Từ năm 1964 đến năm 1992, ông lần lượt giữ các chức vụ trong quân đội: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm chính trị quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn II; Phó chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị quân khu IX; Phó bí thư khu uỷ Khu IX; Thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị, Phó tư lệnh chính trị mặt trận 719; Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1991 tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông được bầu là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Tháng 6/1992 tại hội nghị Trung ương 3 (khóa VII), ông được bầu vào Ban bí thư; đến tháng 1/1994, được bầu vào Bộ Chính trị và tháng 4/1996 được phân công là Thường trực Ban bí thư.

Năm 1996, tại Đại hội lần thứ VIII, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị.

Ngày 26/12/1997 tại hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII) ông được bầu làm Tổng Bí thư, và giữ cương vị này đến tháng 4/2001.

Xem thêm
Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trữ nước sông Hà Thanh, cấp nguồn vùng Nam Phù Mỹ

Với 164 hồ chứa và 31 đập chính trên sông, hệ thống thủy lợi của Bình Định đã khá hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn những ‘lỗ hổng’ mà tỉnh này đang nỗ lực lấp đầy…

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Bình luận mới nhất