| Hotline: 0983.970.780

Lên "dây cót" thủy lợi Cửa Đạt

Thứ Ba 30/12/2014 , 08:13 (GMT+7)

Gần 3 năm qua hồ chứa nước Cửa Đạt được tập thể lãnh đạo, CNV Cty TNHH MTV sông Chu vận hành đảm bảo an toàn vào mùa mưa và chống hạn hiệu quả vào mùa khô.

Với tổng sức chứa 1,5 tỷ m3 nước, nhiều năm qua đại công trình hồ Cửa Đạt, xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã góp phần đắc lực cắt lũ hạ lưu sông Chu và phục vụ nước tưới tiêu cho hàng chục nghìn ha đất SXNN.

Năm 2010, hồ chứa nước Cửa Đạt được Bộ NN-PTNT bàn giao cho Trung tâm Quản lý thủy nông (BQL Đầu tư & xây dựng thủy lợi 3) quản lý, khai thác. Đầu năm 2012, sau khi Bộ bàn giao công trình cho UBND tỉnh Thanh Hóa thì đơn vị đảm nhận trọng trách quản lý, bảo vệ hồ là Cty TNHH MTV sông Chu.

Bằng kinh nghiệm của những người làm nghề lâu năm, tâm huyết, gần 3 năm qua hồ chứa nước Cửa Đạt được tập thể lãnh đạo, CNV Cty vận hành đảm bảo an toàn vào mùa mưa và chống hạn hiệu quả vào mùa khô.

Ông Lê Văn Thủy, GĐ Cty sông Chu cho biết, hiện tại phần đầu mối của hồ đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên kênh chính Bắc và kênh chính Nam đang trong giai đoạn thi công nên mới chỉ tưới được 54.000/86.500 ha. Việc cắt lũ sông Chu tương đối tốt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê.

Nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt ổn định; phát điện đúng thiết kế với tổng doanh thu bình quân đạt 300 tỷ đồng/năm. Riêng nhiệm vụ đẩy mặn cho sông Chu, có thể nói hồ Cửa Đạt đã phát huy tối đa hiệu quả.

“Trước năm 2009 mặn dâng lên tới nhà máy nước xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa khiến nhà máy này không thể hoạt động nhưng mấy năm nay mặn đã được đẩy xuống hàng km, đảm bảo ổn định nguồn nước ngọt trên sông”, ông Thủy nói.

Trên hồ Cửa Đạt còn có thêm hồ chứa nước Hủa Na (Nghệ An) nên việc quản lý cụm công trình này mang tính chất đặc thù.

18-47-38_2

Hồ Cửa Đạt là công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm lớn nhất Thanh Hóa, có nhiệm vụ cắt giảm lũ sông Chu; phục vụ tưới tiêu cho 86.500 ha đất SXNN thuộc các huyện Ngọc Lặc, Thường Xuân, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá, Quảng Xương, một phần diện tích huyện Cẩm Thuỷ và TP Thanh Hoá; cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 7.715 m3/s. Đồng thời, xả mặn cho sông Chu vào mùa kiệt và phát điện với công suất 97 MW.

“Chúng tôi phải “lên dây cót” cho anh em để họ chuyên tâm làm việc ở mức cao nhất. Đồng thời, ký quy chế phối hợp vận hành liên hồ chứa với Cty thủy điện Hủa Na, tránh tình trạng mùa mưa hồ Hủa Na xả quá lớn đe dọa hồ Cửa Đạt hoặc mùa kiệt không xả ảnh hưởng tới nhiệm vụ tưới”, ông Thủy nhấn mạnh.

Được biết, gần 3 năm qua Cty sông Chu đã chọn lọc 55 cán bộ kỹ thuật có năng lực, kinh nghiệm trực 24/24h kiểm tra, vận hành hồ và 3 đập phụ Hón Can, Dốc Cáy và Bản Chát.

Mùa mưa, Cty tích nước theo đúng quy trình, trường hợp nước trong hồ vượt quá thiết kế thì chủ động xả dàn trải, không xả đột ngột gây ngập lụt. Còn mùa kiệt, theo dõi sát sao dự báo thời tiết để vận hành theo hình thức tưới tiết kiệm.

Ông Lê Văn Thủy cũng cho biết thêm, Cty đặt nhiệm vụ thủy lợi là số 1 nên lợi ích nguồn nước được khai thác tối đa. “Trước đây đơn vị quản lý, vận hành tưới nhưng không phát điện nên nước không xuống được đồng ruộng, cũng có thời điểm phát điện khi bà con không cần nước tưới dẫn đến lãng phí nguồn nước.

Khi chúng tôi tiếp quản, vận hành công trình thì hạn chế này được khắc phục tuyệt đối. Bây giờ “phát điện phải phụ thuộc nước chứ không phải nước phụ thuộc phát điện” như trước nữa”, ông Thủy nói.

Ngoài các giải pháp quản lý, vận hành thủ công trên, Cty sông Chu còn giám sát công trình thông qua hơn chục chiếc camera lắp đặt tại khu vực hồ. Mỗi ngày cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ đo mực nước 3 lần, đồng thời, nhắn tin vào điện thoại của GĐ Cty và hệ thống email của đơn vị.

“Đã từng có một số chuyên gia quan ngại về tình trạng mất an toàn của hồ Cửa Đạt, nhưng sau gần 3 năm quản lý, vận hành tôi khẳng định hồ đảm bảo an toàn và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân”, ông Thủy nói.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm