| Hotline: 0983.970.780

Liên kết '4 nhà' sản xuất rau xuất khẩu

Thứ Ba 11/12/2018 , 14:50 (GMT+7)

Sở KH-CN Hải Dương phối hợp với Viện CLT-CTP tổ chức hội thảo “Tham quan, đánh giá mô hình sản xuất rau đạt chuẩn xuất khẩu”.

Tham gia hội thảo, ngoài đại diện lãnh đạo Sở KH-CN, Sở NN-PTNT, UBND các huyện, xã của tỉnh Hải Dương, còn có đại diện lãnh đạo Viện CLT-CTP, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, cùng hàng trăm nông dân sản xuất rau trên địa bàn.

07-53-46_ts_vu_trong_khnh_pht_bieu_khi_mc_hoi_tho
 

Ông Nguyễn Văn Vóc, PGĐ Sở KH-CN Hải Dương cho biết, đây là dự án hợp phần, thuộc chương trình “Ứng dụng tiến bộ KH-CN phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 - 2010 ”.

Mục tiêu của dự án là xây dựng chuỗi liên kết “4 nhà” sản xuất và bao tiêu sản phẩm rau màu ổn định cho các hộ nông dân tỉnh Hải Dương, trong đó Viện CLT-CTP được mời tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và điều phối hoạt động của dự án, Công ty TNHH MTV Hưng Việt, Công ty TNHH MTV Trần Vinh được lựa chọn hợp đồng bao tiêu xuất khẩu rau sản xuất trong vùng dự án.

Vụ đông 2017 dự án gieo trồng 250ha rau các loại, đã được các doanh nghiệp nói trên bao tiêu xuất khẩu toàn bộ. Các hộ dân tham gia dự án đều đạt lãi thuần 84 - 250 triệu đồng/ha rau (tùy loại), cao gấp 1,5 - 6,5 lần so với đối chứng (rau trồng ngoài vùng dự án).

Phát huy các thành tích đạt được năm trước, vụ đông 2018 này, tỉnh tiếp tục mở rộng gieo trồng 250 rau xuất khẩu tại các huyện Nam Sách, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Cẩm Giàng và Kim Thành (Hải Dương). Các giống rau đưa vào gieo trồng bao gồm cà rốt Ti-103, súp lơ Sakata 1506 và TV12, cải bắp VL560. Hiện tại, các loại rau bắt đầu cho thu hoạch rộ. Các doanh nghiệp đang khẩn trương tiến hành thu mua.

07-53-46_thm_qun_du_bo_mo_hinh_trong_sup_lo_xut_khu
Các đại biểu tham quan mô hình trồng súp lơ xuất khẩu
Ông Phạm Việt Tiệp, Chủ tịch UBND xã Tân Kỳ đề nghị: Cơ quan nhà nước các cấp tiếp tục đầu tư cho mối liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) nhằm giúp các sản phẩm đầu ra của nhà nông ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới.

Sau khi tham quan mô hình sản xuất rau tại một số địa phương, các đại biểu đều đánh giá, các loại rau trồng trong mô hình có sự sinh trưởng tốt hơn, ít sâu bệnh hại hơn và chất lượng rau đồng đều hơn so với đối chứng.

Bà Lê Thị Sen (nông dân trồng rau trong dự án) phấn khởi chia sẻ: Vụ đông này gia đình bà trồng 1,5 mẫu cải bắp, đã thu hoạch cơ bản, được doanh nghiệp thu mua hết với giá bình quân 6.500 đồng/kg (cao hơn giá trên thị trường 900 đồng/kg), sau khi trừ hết chi phí đầu tư, còn dư ra được 52 triệu đồng (tương đương lợi nhuận đạt 98 triệu đồng/ha/vụ).

Nông dân Nguyễn Công Phương (xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ) cho hay: “Nhờ được các nhà khoa học hướng dẫn bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp “4 đúng”, nên đã giảm được 50% số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, so với các vụ trồng rau những năm trước, cây súp lơ sinh trưởng, phát triển đồng đều hơn, được doanh nghiệp hợp đồng thu mua với giá 5.200 đồng/cây (cao hơn đối chứng 800 đồng/cây).

Theo tính toán của ông Phương, nếu thu hoạch hết 2 mẫu súp lơ, gia đình ông sẽ có lãi tối thiểu 65 triệu đồng (tương tương 90 triệu đồng/ha/vụ), cao gấp 1,5 lần so với đối chứng trồng súp lơ ngoài vùng dự án.

TS. Đoàn Xuân Cảnh, Trưởng Bộ môn Cây thực phẩm (Viện CLT - CTP) nhận xét: Vụ đông năm nay ấm hơn, ít mưa hơn, nên các loại rau chịu lạnh đều phát triển chậm hơn và năng suất cũng thấp hơn khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên các nhà nông trồng rau trong vùng dự án vẫn thu được lợi nhuận tương đương cùng kỳ năm trước. Nhờ chăm bón cân đối, nên tỷ lệ rau loại I đạt cao hơn, không bị doanh nghiệp hạ cấp.

Tham gia liên kết “4 nhà” trồng rau xuất khẩu, doanh nghiệp chỉ cần tập trung mở rộng thị trường, không phải lo phát triển vùng sản xuất, mà vẫn có đủ số lượng, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho các cư dân nông thôn, ông Tăng Xuân Trường, GĐ Công ty TNHH MTV Hưng Việt.

 

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.