| Hotline: 0983.970.780

Liên kết, chuyển giao công nghệ nuôi cua biển lột

Thứ Năm 17/02/2022 , 07:15 (GMT+7)

TRÀ VINH Công ty Cổ phần Vinacracb đã làm chủ công nghệ nuôi cua biển lột và liên kết với nông dân Trà Vinh sản xuất cua lột nguyên liệu. Đây là mặt hàng rất độc đáo.

Sản phẩm cua lột của Công ty Cổ phần VinaCrab. Ảnh: Minh Đảm.

Sản phẩm cua lột của Công ty Cổ phần VinaCrab. Ảnh: Minh Đảm.

Cua biển là một trong những sản vật được thiên nhiên ban tặng, bởi giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Trong đó, cua lột là sản phẩm rất hiếm xuất hiện trên thị trường bởi cua lột tự nhiên thường không đồng loạt, rất khó cho sản lượng cao.

Tuy nhiên, Công ty Cổ phẩn Vinacrab (doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Phú Yên) đã nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ tự nhiên cho cua lột hàng loạt, tạo nên sản phẩm đồng đều về chất lượng mẫu mã.

Hiện các sản phẩm cua lột chế biến của doanh nghiệp này đang được xem là mặt hàng cao cấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán thường dao động từ 500 nghìn đồng/kg trở lên. Hiện nay, doanh nghiệp này đã mang công nghệ về tỉnh Trà Vinh xây dựng nhà máy sản xuất và đầu tư liên kết với nông dân nuôi cua nguyên liệu cua lột phục vụ sản xuất, chế biến cua lột, mang lại hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Xuân Thuỷ, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Vinacrab chia sẻ: Trên thế giới, mà chủ yếu là Indonesia và Thái Lan, hai quốc gia này đã sản xuất được sản phẩm cua lột rất tuyệt vời, đã xuất đi nhiều thị trường giá trị cao trên thế giới… Ở Đông Nam Á, có 3 loại cua được thế giới rất thích là cua đen, cua xanh và cua đỏ. So với các nước Đông Nam Á, sản phẩm cua lột gồm cua đen và cua đỏ hình thức không đẹp bằng cua xanh của Việt Nam. Đây chính là đặc thù, lợi thế của cua Việt Nam.

Nông dân đến tham quan nhà máy và tìm hiểu mô hình liên kết nuôi cua lột nguyên liệu. Ảnh: Minh Đảm.

Nông dân đến tham quan nhà máy và tìm hiểu mô hình liên kết nuôi cua lột nguyên liệu. Ảnh: Minh Đảm.

Cũng theo ông Thủy, trước đây, nước ta chỉ có cua lột ngoài tự nhiên, không đủ sản lượng xuất khẩu. Thậm chí, chưa đáp ứng đủ cho thị trường tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, bằng công nghệ khoa học, VinaCrab đã sở hữu quy trình giúp cua lột hàng loạt một cách tự nhiên. Công nghệ hoàn toàn không có kháng sinh, không có hoá chất.. Do đó, Vinacrab được vinh dự xếp vào nhóm doanh nghiệp khoa học công nghệ. 

Bên cạnh sở hữu quy trình sản xuất cua lột độc đáo, VinaCrab còn sở hữu quy trình nuôi cua nguyên liệu mật độ cao để phục vụ sản xuất cua lột. Quy trình này hiện nay đã được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ. Hiện, Vinacrab đang chuyển giao cho nông dân Trà Vinh, mà tiêu biểu là 5 nông dân đầu tiên ở Thị xã Duyên Hải thực hiện.

Mô hình Vinacrab chuyển giao nông dân thực hiện là nuôi 30 nghìn cua giống trên diện tích nhỏ 1.500 m2, gồm 2 giai đoạn trong thời gian từ 45 - 60 ngày. Tỷ lệ nuôi giai đoạn ương dèo là 20 con/m2 và nuôi thúc là 7 con/m2.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa (trái ), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VinaCrab ký kết hợp đồng liên kết sản xuất cua với nông dân Thị xã Duyên Hải. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa (trái ), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VinaCrab ký kết hợp đồng liên kết sản xuất cua với nông dân Thị xã Duyên Hải. Ảnh: Minh Đảm.

Cụ thể, quy trình gồm 5 giai đoạn: Chuẩn bị ao hồ, ương dèo, nuôi thúc, thu hoạch và vận chuyển. Mỗi giai đoạn đều có những bí quyết công nghệ riêng để tạo nên cua nguyên liệu đạt chuẩn trước khi đưa vào nhà máy để tiến hành lột xác. Cua nguyên liệu đạt trọng lượng khoảng 70 - 80 g/con, tức khoảng 13 - 14 con/kg.

Đáng chú ý, qua thực hiện mô hình, tỷ lệ cua sống đạt trên 46%. Mức lợi nhuận đạt được gần 90 triệu đồng/chu kỳ nuôi, trong khi chi phí đầu tư chỉ gần 50 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư khoảng 1,8 lần.

Thị xã Duyên Hải có các loại hình nuôi thuỷ sản như tôm thẻ, tôm sú, cua biển và các nhuyễn thể hai mảnh như nghêu và sò huyết. Đối với cua biển, Thị xã Duyên Hải có diện tích nuôi hàng năm trên 4.100 ha, sản lượng 1.600 - 2.300 tấn/năm. Duyên Hải đang có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cua biển. Nghề nuôi cua biển địa phương có truyền thống lâu năm, trước đây nông dân thường nuôi xen trong đồng và vuông tôm quảng canh cải tiến.

Nhà máy nuôi và sản xuất cua lột của Công ty Cổ phần VinaCrab. Ảnh: Minh Đãm.

Nhà máy nuôi và sản xuất cua lột của Công ty Cổ phần VinaCrab. Ảnh: Minh Đãm.

Cho rằng đây là tiềm năng lớn để Công ty đầu tư khai thác, định hướng năm 2022 này, Công ty Cổ phần Vinacra cho biết sau khi nghiên cứu kỹ càng về thổ nhưỡng, khí hậu, độ pH của nước..., Thị xã Duyên Hải sẽ là nơi quy hoạch lại nguồn cua biển nguyên liệu rất tốt của Việt Nam.

Vinacrab sẽ hợp tác sản xuất với 5 nông dân với sản lượng ước tính khoảng 120 tấn/năm. Với chuỗi liên kết này, Công ty hướng đến chinh phục thị trường nội địa đầu tiên trong năm nay. Sau đó, sẽ xuất khẩu trong vòng 5 năm tới quy mô 1.000 – 1.500 tấn/năm.

Đánh giá về mô hình liên kết nuôi cua lột nguyên liệu giữa Vinacrab với những nông dân địa phương, ông Huỳnh Văn Màu, Trưởng phòng kinh tế Thị xã Duyên Hải cho rằng, đây là tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi cua biển hơn nữa, nhất là tăng sản lượng và giá trị con cua biển thông qua việc cung cấp nguyên liệu sản xuẩt cua lột cho nhà máy của Vinacrab đóng trên địa bàn Thị xã Duyên Hải.

Công ty Cổ phần VinaCrab đang hướng tới xuất khẩu cua lột từ 1.000 – 1.500 tấn/năm. Ảnh: MĐ.

Công ty Cổ phần VinaCrab đang hướng tới xuất khẩu cua lột từ 1.000 – 1.500 tấn/năm. Ảnh: MĐ.

Trong thời gian qua, người dân nuôi cua đầu ra còn phụ thuộc rất nhiều vào thương lái, thị trường rất bấp bênh. Với việc liên kết có hợp đồng, Công ty Vinacrab đã tạo được niềm tin và giá cả ổn định cho người nuôi. Đồng thời, thời gian nuôi rất ngắn, từ 45 - 60 ngày là có thể thu hoạch. Nuôi mật độ cao, diện tích nhỏ nên thích hợp phát triển kinh tế đối với những hộ dân không có nhiều điều kiện về đất đai, rất thích hợp để xây dựng mô hình thoát nghèo. Thời gian chăm sóc không nhiều, bà con có thể làm việc khác song song với việc nuôi cua để có thêm nguồn thu nhập.

Xem thêm
Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tảo xoắn

Đà Nẵng Sản phẩm từ tảo xoắn của cô gái trẻ ở TP Đà Nẵng hiện không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành lớn trong nước mà còn xuất khẩu.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.