| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất và tiêu thụ hoa Lâm Đồng

Thứ Ba 31/03/2020 , 13:10 (GMT+7)

Có thể khẳng định, sản xuất hoa là lĩnh vực thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng.

Mô hình trồng hoa cúc ứng dụng công nghệ cao tại Tổ hợp tác Đất Mới.

Mô hình trồng hoa cúc ứng dụng công nghệ cao tại Tổ hợp tác Đất Mới.

Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa đủ, bởi hiện nay, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng nên việc nâng cao năng suất và chất lượng các loại hoa là hết sức cần thiết, yếu tố sống còn để có đầu ra ổn định và bền vững đó là tăng cường liên kết trong sản xuất hoa hiện nay.

Được thành lập từ giữa năm 2009, Tổ hợp tác Đất Mới ở phường 7, TP. Đà Lạt hiện có trên 20 tổ viên. Với hàng chục hecta đất canh tác các loại rau, hoa ngắn ngày, tổ hợp tác được thành lập nhằm hỗ trợ bà con tổ viên phát triển sản xuất, tìm đầu ra nông sản.

Ông Vũ Đình Phúc ở phường 7, TP.Đà Lạt khẳng định: Tổ hợp tác Đất Mới được hình thành dựa trên nhu cầu thực tế của bà con nông dân tại địa phương.

Tổ hợp tác Đất Mới hoạt động tương đối hiệu quả, giúp bà con tổ viên ổn định sản xuất và tăng thu nhập từ quy trình sản xuất, đầu tư canh tác của nông dân cũng ngày càng được thay đổi.

Các nông hộ trồng và phát triển cây hoa theo hướng hữu cơ vi sinh đã được tăng cường, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững và nông sản an toàn cung ứng cho thị trường.

Các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ hoa ở Đà Lạt đã được hình thành từ nhiều năm trước. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, xu thế hội nhập ngày càng thể hiện rõ nét, các hình thức liên kết sản xuất cũng đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng loại nông sản.

Các hình thức liên kết - tiêu thụ hoa phổ biến hiện nay: Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm; Liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ đầu vào sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, và thu mua tiêu thụ nông sản cho nông dân, tổ hợp tác; Liên kết giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác với các hộ nông dân địa phương.

Không chỉ khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để có một lượng nông sản đủ lớn với chất lượng ổn định cung ứng cho thị trường, các hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ hoa nói trên còn giúp bà con nông dân có thêm thông tin về thị trường, đầu ra đảm bảo với giá cả ổn định.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 06 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hoa các loại với 305 hộ, diện tích 147 ha. Đây được xem là hướng đi tất yếu, nhằm tạo tính bền vững cho ngành sản xuất, kinh doanh hoa của tỉnh.

Hiện, thông qua việc triển khai Đề án Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019 -2023, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang thúc đẩy liên kết sản xuất giữa nông dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân…

Phấn đấu đến hết năm 2023, hình thành mới 08 chuỗi và nâng cấp 02 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hoa. Trong đó có 03 chuỗi cấp tỉnh và 07 chuỗi cấp huyện, xã.

  • Tags:
Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.