| Hotline: 0983.970.780

Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang

Thứ Năm 10/10/2019 , 08:30 (GMT+7)

Đập Luang Prabang sẽ làm trầm trọng thêm các tác động trên sông Mekong và ĐBSCL.

* Nguy cơ Mekong thành một chuỗi hồ

15-24-47_song_mekong_don_qu_lungprbng_-_nh_nguon_pnnture
Sông Mekong đoạn qua Luang Prabang. Ảnh: PanNature.

Theo PanNature (Trung tâm Con người và Thiên nhiên), từ ngày 8/10/2019 Liên minh Cứu sông Mekong (LMCS Mekong) bắt đầu quá trình tham vấn trước đối với dự án đập Luang Prabang và kêu gọi hủy bỏ con đập.

Thông cáo của LMCS Mekong cho biết, hiện nay sông Mekong đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Biến đổi khí hậu (BĐKH) và các con đập lớn trên dòng chính và các dòng nhánh đang khiến dòng chảy và mực nước sông Mekong trở nên khó lường hơn.

Từ mức thấp kỷ lục trong tháng 6 và tháng 7 đến lũ lụt lớn ở nhiều vùng trong lưu vực vào tháng 8 và tháng 9, các đập thủy điện đã làm trầm trọng thêm tác động đến sông và người dân. Các đập lớn, đặc biệt là các đập được lên kế hoạch cho dòng chính là một nguyên nhân quan trọng cho cuộc khủng hoảng sông Mekong.

Thay vì thực hiện các bước khẩn cấp để giải quyết tình trạng suy giảm nhanh chóng về sức khỏe và năng suất của hệ thống sông, ngày 31/7, chính phủ Lào chính thức thông báo cho Ủy hội sông Mekong (MRC) về ý định xây dựng một dự án đập lớn khác trên dòng chính. Đập Luang Prabang là đập thứ 5 được trình lên để tham vấn theo Quy trình Thông báo trước, Tham vấn và Thỏa thuận (PNPCA).

LMCS Mekong bày tỏ quan ngại sâu sắc về các kế hoạch bắt đầu quy trình tham vấn trước cho đập Luang Prabang bởi những tác động từ các đập dòng chính hiện có và các đập được đưa ra tham vấn trước đó vẫn chưa được giải quyết. Đồng thời LMCS Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.

Thay vì bắt tay vào một quy trình tham vấn trước còn thiếu sót, LMCS Mekong thúc giục các chính phủ hạ nguồn Mekong và MRC giải quyết những mối quan ngại còn tồn tại về tác động của các đập dòng chính và thực hiện đánh giá toàn diện các lựa chọn để nghiên cứu giải pháp thay thế.

Khởi xướng tham vấn trước cho đập Luang Prabang bỏ qua các bằng chứng khoa học về các tác động tiêu cực và không thể đảo ngược mà các đập chính sẽ gây ra với toàn lưu vực vốn từng được MRC và các tổ chức khác chỉ ra.

Nếu được xây dựng, đập Luang Prabang, kết hợp với các đập Pak Beng, Xayaburi và Pak Lay, sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sông Mekong ở toàn bộ vùng Bắc Lào thành một chuỗi hồ nước theo bậc, dẫn đến thiệt hại lớn đối với sức khỏe và năng suất của dòng sông.

Điều này có nghĩa là nhiều lợi ích kinh tế và xã hội mà dòng sông mang lại sẽ bị mất đi và dòng sông sẽ trở thành kênh nước để phát điện, chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty thủy điện.

Trước đó, những quan ngại chưa được giải quyết cho thấy quá trình tham vấn trước có khiếm khuyết. Các quy trình tham vấn trước cho 4 đập chính - Xayaburi (2010 - 2011), Don Sahong (2014 - 2015), Pak Beng (2016 - 2017) và Pak Lay (2018 - 2019), cho đến nay hầu như không giải quyết được các lo ngại về tác động cũng như yêu cầu nghiên cứu và cung cấp thông tin. Đó là cơ sở dẫn đến lo ngại quy trình tham vấn trước đối với đập Luang Prabang sẽ không thay đổi hay có thể đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, chưa tính đến sự tham gia đúng nghĩa cho các cộng đồng bị ảnh hưởng và công chúng nói chung.

Nghiên cứu Hội đồng của MRC, từng đánh giá các kế hoạch phát triển hiện tại và tiềm năng, cho thấy rõ rằng một loạt các con đập được lên kế hoạch trên sông Mekong và các dòng nhánh là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh thái, sức sống kinh tế và an ninh lương thực của khu vực. Đối với các đập dòng chính, Nghiên cứu Hội đồng phát hiện rằng các tác động liên quan đến tính kết nối “là rất lớn và sâu rộng, che mờ những dự án phát triển tài nguyên nước khác đã được lên kế hoạch ở hạ nguồn sông Mekong”.

Xem thêm
AgroViet 2024 - Cầu nối mở rộng thương mại nông sản

Ngày 20/11, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 được khai mạc tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Hà Nội).

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.