| Hotline: 0983.970.780

Biến đổi khí hậu làm đồng bằng 'Thiếu nước - Thiếu tiền'

Thứ Bảy 02/11/2019 , 10:47 (GMT+7)

Vừa qua, Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm về biến đổi khí hậu “ĐBSCL Thiếu nước – Thiếu tiền” tại An Giang.

Nhiều ý kiến tâm huyết được đưa ra tại buổi tọa đàm.

ÐBSCL thuộc lưu vực sông Mekong có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với diện tích khoảng 4 triệu ha, ÐBSCL SX 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản và đóng góp 20% GDP cả nước. 

Nông nghiệp và thủy sản là hai trụ cột kinh tế chính của vùng và liên quan mật thiết tới con nước. Đặc biệt, nước lũ về không chỉ cho nhiều đặc sản cá tôm mà còn chứa một lượng lớn phù sa màu mỡ bồi đắp cho vùng đồng bằng trù phú này. Những năm gần đây, tình hình hạn hán cộng với các đập thủy điện tăng trữ nước ở các quốc gia thượng nguồn đã khiến tình trạng khô kiệt nước đang diễn ra gay gắt ở Thái Lan và Campuchia. 

Ông Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL cho biết: Hiện nay mực nước trên sông Mekong tại các trạm như Chiang Sean (biên giới Lào - Trung Quốc), Luang Prabang, Vientiane và Pakse phía nam Lào… đều thấp hơn rất xa so với cùng kỳ.

Riêng tại ĐBSCL, tình trạng lũ về chậm, lũ thấp, kéo theo đó sẽ là tình hình xâm nhập mặn khốc liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới SX nông nghiệp và sinh hoạt của người dân ĐBSCL. Nhiều người dân sống phụ thuộc vào con nước đã phải bỏ xứ ra đi để mưu sinh hoặc phải chuyển đổi nghề khác.

Năm nay lũ thấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới SX nông nghiệp và sinh hoạt của người dân ĐBSCL.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - chuyên gia thuộc Viện Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) nhận định: Người dân ĐBSCL lâu nay có thói quen sống chung với lũ, nhờ lũ mà tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn nông dân. Đặc biệt năm nay lũ về muộn và nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đến vi sinh vật, nhất là nguồn lợi thủy sản đang sụt giảm đáng kể. Bên cạnh đó lũ nhỏ còn làm ảnh hưởng đến SX nông nghiệp của bà con nông dân, lũ nhỏ sẽ không giải độc phèn trong đất SX nông nghiệp và không cung cấp phù sa cho đồng ruộng.

Theo ông Tuấn, những năm gần đây lũ xuất hiện bất thường do ảnh hưởng của nhiều phía như BĐKH, tác động của con người và đấp đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong…về lâu dài ông Tuấn chuyên gia về BĐKH cũng kiến nghị các tỉnh đầu nguồn hạn chế làm đê bao để SX lúa vụ 3 và kiểm soát việc khai thác nước ngầm.

Trước thực trạng trên, cấp trung ương và nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã chủ động thực hiện các giải pháp để ứng phó tình hình lũ về chậm, lũ thấp và xâm nhập mặn có thể xảy ra. Dự báo diễn biến khí hậu ĐBSCL trong thời gian tới để bà con chuẩn bị ứng phó kịp thời, đồng thời tư vấn bà con chọn những mô hình SX, nuôi trồng phù hợp với thời tiết để cho năng suất tốt.

Người dân ĐBSCL lâu nay có thói quen sống chung với lũ, nhờ lũ mà tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn nông dân.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, nông dân xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) chỉ có 3 công đất SX lúa nhưng không đủ nuôi sống cả gia đình với 5 miệng ăn. Ông Lâm nói, nhiều năm nay SX lúa không có lãi, trong khi đó SX lúa hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, trong khi đó giá bán không cao. 

Đồng hành cùng bà con nông dân, Agribank cũng đưa ra những chính sách ưu đãi về lãi suất, những mô hình cho vay vốn hiệu quả phù hợp nông dân trong điều kiện BĐKH.

Những năm gần đây lũ xuất hiện bất thường do ảnh hưởng của nhiều phía như BĐKH, tác động của con người và đấp đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong…

Ông Trần Ngọc Hải, Trưởng Văn phòng đại diện Agribank Khu vực Tây Nam bộ cho biết: BĐKH trong những năm qua đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đưa ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ thấu chi đối với khách hàng cá nhân góp phần hạn chế tín dụng đen. Cho vay lãi suất thấp đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ)… Riêng khu vực ĐBSCL, Agribank đã cho vay các đối tượng trên với số dư nợ hiện nay gần 100 ngàn tỷ đồng.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất