| Hotline: 0983.970.780

Lộ ảnh nghi máy bay Nga bị phiến quân IS tấn công

Thứ Bảy 06/01/2018 , 08:45 (GMT+7)

Một nhà báo quân sự Nga đã đăng tải hình ảnh máy bay Nga được cho là đã hư hỏng do bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tấn công tại căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại Syria.

Phần đuôi một máy bay Nga bị hư hại (Ảnh: Roman Saponkov)

Theo BBC, nhà báo quân sự Nga Roman Saponkov đã đưa lên mạng xã hội những hình ảnh về các máy bay bị hỏng ở một số phần như phần đuôi và cánh sau khi tin tức về vụ IS tấn công căn cứ quân sự Hmeymim của Nga được đăng tải.

Trước đó, nhật báo Kommersant của Nga dẫn 2 nguồn thạo tin giấu tên ngày 4/1 cho biết ít nhất 7 máy bay quân sự Nga bị phá hủy sau khi phiến quân nã pháo vào căn cứ không quân Hmeymim hôm 31/12. Tờ báo này cho biết đây dường như là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất mà IS từng thực hiện nhằm vào căn cứ quân sự của Nga ở tỉnh Latakia, phía tây bắc Syria.

Theo Kommersant, vụ tấn công được cho là đã làm hỏng 4 máy bay ném bom Su-24, 2 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35, và một máy bay vận tải An-72.

Máy bay mang số 29 ở đuôi được cho là từng xuất hiện trên truyền hình Nga trong phóng sự về căn cứ Hmeymin ở Syria (Ảnh: Roman Saponkov)

Chia sẻ với BBC, nhà báo Saponkov cho biết ông có những bức ảnh này từ một nguồn ẩn danh tin cậy và cho biết máy bay có số 29 ở đuôi đã từng xuất hiện trong video phát trên kênh truyền hình Nga hồi tháng 12/2017 giới thiệu về căn cứ Hmeymim.

Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng bác bỏ thông tin 7 máy bay bị phá hủy, và cho biết có 2 quân nhân đã thiệt mạng sau vụ tấn công. Cơ quan này cũng khẳng định các đơn vị không quân Nga tại Syria vẫn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và sẽ tiếp tục hoàn thành các sứ mệnh được giao phó.

Hmeymim là căn cứ chủ chốt giúp lực lượng Nga thực hiện hàng loạt các vụ không kích chôn vùi nhóm khủng bố IS trong suốt 2 năm tham chiến ở Syria, góp phần giúp lực lượng do Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành lại được các phần lãnh thổ bị IS chiếm đóng.

Một báy bay bị rò nhiên liệu (Ảnh: Roman Saponkov)

(Theo BBC, Dân trí)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm