| Hotline: 0983.970.780

Lô yến sào xuất chính ngạch bằng đường hàng không đầu tiên tới Trung Quốc

Thứ Hai 08/01/2024 , 21:14 (GMT+7)

Lô tổ yến sào Việt Nam do Công ty Hải Yến Nha Trang sản xuất vừa được xuất chính ngạch bằng đường hàng không lần đầu tiên đã tới thị trường Trung Quốc.

Lô tổ yến sào đầu tiên của The Hải Yến xuất khẩu sang Trung Quốc vừa được thông quan.

Lô tổ yến sào đầu tiên của The Hải Yến xuất khẩu sang Trung Quốc vừa được thông quan.

Đây là lô tổ yến Việt Nam đầu tiên được vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không sang Trung Quốc, kể từ khi các doanh nghiệp Việt được cấp mã xuất khẩu sản phẩm liên quan đến yến sào vào tháng 10/2023.

Đại diện doanh nghiệp Hải Yến Nha Trang cho biết, ngày 30/12/2023, Công ty Hải Yến Nha Trang đã tiến hành các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển lô hàng tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường hàng không, lộ trình từ sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM) đến sân bay Quốc tế Bảo An (Thâm Quyến).

Ngày 5/1/2024, lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên của The Hải Yến xuất khẩu sang Trung Quốc được thông quan. Lô hàng đạt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các cơ quan chức năng và được bàn giao cho đối tác là công ty TNHH Thương mại Changhe (Thâm Quyến) theo đúng số lượng thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. 100% sản phẩm tổ yến sào chất lượng cao của The Hải Yến đạt yêu cầu kiểm định chất lượng từ các cơ quan chức năng và đối tác thu mua.

Đây là một trong những cột mốc đặc biệt của Công ty Hải Yến Nha Trang nói riêng và ngành yến sào Việt Nam nói chung. Sự kiện đánh dấu tổ yến sào Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc và sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường tỷ dân trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024.

Chia sẻ về cột mốc đặc biệt này, bà Trần Thanh Hải, CEO Công ty Hải Yến Nha Trang cho biết: “The Hải Yến chọn đường hàng không để vận chuyển xuất khẩu yến sào với mong muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tối ưu nhất”.

Tổ yến sào xuất khẩu bằng đường hàng không giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tối ưu nhất.

Tổ yến sào xuất khẩu bằng đường hàng không giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tối ưu nhất.

Bà Hải phân tích, đường hàng không có ưu điểm là thời gian nhanh chóng từ đó hạn chế việc ảnh hưởng đến sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, các thủ tục khai báo hải quan, thông tin sản phẩm cần được thực hiện kỹ lưỡng, chuẩn chỉnh để được các cơ quan ban ngành của hai nước chấp thuận, công tác xuất - nhập khẩu được diễn ra thuận lợi.

“Các doanh nghiệp sẽ chủ động được số lượng hàng hóa giao cho các đối tác theo từng giai đoạn mùa vụ, từng đơn hàng khác nhau. The Hải Yến luôn đề cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu để chiếm được tình cảm, niềm tin của khách hàng, từ đó có cơ hội cạnh tranh cao hơn với các đối thủ quốc tế tại thị trường tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới”, bà Trần Thanh Hải khẳng định.

Ông Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam chia sẻ, Trung Quốc là thị trường vô cùng tiềm năng cho tổ yến Việt Nam, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho ngành nuôi yến phát triển theo chiều sâu.

Đối tác Trung Quốc đánh giá cao khi The Hải Yến tiên phong lựa chọn đường hàng không để vận chuyển tổ yến sào. Các đơn vị truyền thông nước sở tại nhận định đây là một cột mốc quan trọng để yến sào Việt Nam nói chung và yến sào The Hải Yến nói riêng có thể chinh phục thị trường tỷ dân thuận lợi trong thời gian tới đây. 

Mỗi tổ yến sào đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước đều có đầy đủ thông tin chi tiết về mã số vùng nuôi, quy trình sản xuất, sơ chế và đóng gói.

Mỗi tổ yến sào đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước đều có đầy đủ thông tin chi tiết về mã số vùng nuôi, quy trình sản xuất, sơ chế và đóng gói.

Để xuất khẩu thành công lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên sang Trung Quốc, The Hải Yến đã mất nhiều tháng để thương thảo, đảm bảo nhiều điều kiện tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu thô, quy trình chế biến sản xuất, đóng gói thành phẩm và vận chuyển hàng hóa.

The Hải Yến có nhà máy chế biến, sản xuất tổ yến sào tiêu chuẩn cao đặt tại Khánh Hòa. Mỗi tổ yến sào đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước đều có đầy đủ thông tin chi tiết về quy trình: nuôi - thu hoạch - chế biến, sản xuất - đóng gói - vận chuyển.

Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp mã code xuất khẩu vào ngày 20/10/2023 và có công hàm chính thức cấp phép cho Công ty TNHH MTV Thương mại Hải Yến Nha Trang (The Hải Yến) được xuất khẩu tổ yến sào chính ngạch vào Trung Quốc.

CEO Công ty Hải Yến Nha Trang cho biết, để tổ yến Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải kể đến sự quan tâm sâu sát, hỗ trợ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo là Bộ NN-PTNT, Cục Thú y, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc… từ khâu chuẩn bị hồ sơ, kiểm tra nhà máy và kiểm định chất lượng sản phẩm.

“Trong suốt 10 năm qua, The Hải Yến đã dày công nghiên cứu và thay đổi liên tục để có thể tạo ra quy trình phù hợp nhất, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhất. Hành trình chinh phục khách hàng ở thị trường Trung Quốc còn rất nhiều thử thách cho tất cả các doanh nghiệp được cấp phép. Tổ yến Việt có mặt tại thị trường tỷ dân là một cơ hội rất lớn để ngành yến sào phát triển hơn trong tương lai”, bà Trần Thanh Hải chia sẻ.

Bước chân vào lĩnh vực yến sào từ năm 2013, Công ty Hải Yến Nha Trang xác định việc xuất khẩu yến sào Việt sang thị trường Trung Quốc là mục tiêu mang tính chiến lược. Hiện, Công ty Hải Yến Nha Trang có năng suất sản xuất hơn 1,3 tấn tổ yến/tháng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Trung Quốc là thị trường lớn và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm tổ yến lớn nhất thế giới, với nhu cầu hơn 300 tấn/năm, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu. Các số liệu chuyên ngành tổ yến tại Trung Quốc cho biết nhập khẩu tổ yến chính ngạch vào Trung Quốc năm 2020 là 220 tấn, năm 2021 khoảng hơn 300 tấn và năm 2022 là 452 tấn. Thực tế đó cho thấy, ngành yến Việt Nam có thêm cơ hội phát triển bền vững sau khi nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm