| Hotline: 0983.970.780

Hành lang pháp lý cho ngành hàng tổ yến phát triển bền vững

Thứ Hai 11/12/2023 , 10:40 (GMT+7)

Từ công điện của Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các đơn vị liên quan đã triển khai nhiều nhiệm vụ để ngành hàng tổ yến phát triển đúng quy hoạch và bền vững.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng giám đốc Công ty Avanest nhận giấy phép xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng giám đốc Công ty Avanest nhận giấy phép xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 30/6 vừa qua,Thủ tướng Chính phủ có công điện số 595/CĐ-TTg về việc tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến.

Theo đó, chim yến được chính thức công nhận là động vật trong chăn nuôi tại Luật Chăn nuôi năm 2018.

Trong thời gian qua, ngành nuôi yến đã có bước phát triển mạnh mẽ; đến nay 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nuôi chim yến với khoảng trên 24.000 nhà yến, sản lượng 120 - 150 nghìn tấn/năm, giá trị khoảng trên 500 triệu USD, tạo nhiều công ăn việc làm và nguồn thu nhập lớn cho người dân.

Việt Nam là một trong bốn nước (Malaysia, Indonesia, Thái Lan) được Trung Quốc chấp thuận cho phép xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến.

Tuy nhiên, theo Bộ NN-PTNT và phản ánh của một số cơ quan liên quan, công tác quản lý nuôi chim yến hiện nay vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Thứ nhất, việc phát triển các cơ sở nuôi chim yến chủ yếu theo hình thức tự phát, không theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, gây khó khăn cho công tác quản lý và giảm hiệu quả đầu tư.

Thứ hai, tình trạng săn bắt chim yến theo kiểu tận diệt xảy ra ở nhiều địa phương làm suy giảm đàn chim yến cả ngoài tự nhiên và tại các cơ sở nuôi, gây bức xúc trong dư luận. Thứ ba, việc sơ chế, chế biến các sản phẩm tổ yến chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Tại công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt chim yến trái phép.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong nuôi, phòng, chống dịch bệnh, quản lý nuôi chim yến, bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các sản phẩm từ tổ yến.

Các sản phẩm chế biến sâu, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ ngày càng được người tiêu dùng đón nhận và xây dựng thương hiệu bền vững. Ảnh: Tùng Đinh.

Các sản phẩm chế biến sâu, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ ngày càng được người tiêu dùng đón nhận và xây dựng thương hiệu bền vững. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo bà Trần Thị Thu Phương, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và truyền thông, Cục Thú y, điều này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau đó là lãnh đạo Bộ NN-PTNT đối với ngành hàng tổ yến.

"Đây là tiền đề để ngành hàng yến phát triển quy củ, tập trung hơn, không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước mà còn đạt được những tiêu chuẩn của phía nhập khẩu", bà Phương chia sẻ và nói thêm, trong công điện đã đưa ra những chỉ đạo rất sát sao, chi tiết đến từng bộ, ngành và các địa phương hay doanh nghiệp.

Với Bộ NN-PTNT, nhiệm vụ được Thủ tướng đưa ra là một mặt vừa tích cực đàm phán mở rộng thị trường cho sản phẩm tổ yến, một mặt xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích chăn nuôi, sản xuất sản phẩm tổ yến theo đính quy hoạch. Từ đó, làm cơ sở triển khai các biện pháp giám sát dịch bệnh cũng như giám sát an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả của ngành hàng này.

Từ những cơ sở pháp lý này, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phát triển, mở rộng sản xuất theo hướng tập trung, quy mô hàng hóa với sự quản lý, giám sát hiệu quả từ phía cơ quan nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng Giám đốc Công ty Avanest chia sẻ, với sự hướng dẫn của Bộ NN-PTNT, cụ thể là Cục Thú y, công ty sẽ có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

"Để đạt và duy trì được một thương hiệu sản phẩm tổ yến Việt Nam tại Trung Quốc đòi hỏi nhiều cố gắng. Ngoài những sản phẩm chất lượng từ hệ thống nhà yến khép kín, chúng tôi cũng xây dựng giải pháp truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm khi mua hàng", bà Hà cho biết thêm.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm