| Hotline: 0983.970.780

Loài người sẽ ăn gì khi gạo, lúa mì và ngô đều biến mất?

Chủ Nhật 07/08/2022 , 10:00 (GMT+7)

Bất kể nhân loại có phát triển đến đâu đi nữa thì biến đổi khí hậu sẽ thay đổi những gì chúng ta ăn trong tương lai, do các loại cây trồng khó sống hơn.

Theo báo cáo khoa học, ngày nay chỉ có 13 loại cây trồng cung cấp 80% năng lượng cho con người, trong đó khoảng một nửa lượng calo của chúng ta đến từ lúa mì, ngô và gạo. Tuy nhiên điều đáng báo động là một số loại cây lương thực truyền thống này có thể không phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ cao hơn, lượng mưa không thể đoán trước và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.

Thời gian qua nhân loại đã chứng kiến những đợt hạn hán, sóng nhiệt và lũ quét ngày một khắc nghiệt hơn, và loại hình thiên tai này đang gây hại cho mùa màng trên khắp thế giới.

“Loài người chúng ta chỉ còn cách buộc phải đa dạng hóa giỏ thực phẩm của mình”, ông Festo Massawe, giám đốc điều hành của mạng lưới Future Food Beacon Malaysia, thuộc Đại học Nottingham Malaysia ở Semenyih chuyên nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực cho biết.

Theo nhà sinh thái học Samuel Pironon, thuộc Vườn bách thảo Hoàng gia Kew (London, Anh), kịch bản đó có nghĩa là nó sẽ vượt xa những gì nhân loại ăn hiện nay, cũng như cách thức chúng ta phát triển, nuôi trồng lương thực- thực phẩm. Bí quyết sẽ là đầu tư vào mọi giải pháp khả thi: nhân giống cây trồng để chúng có khả năng chống chịu với khí hậu tốt hơn; phát triển thực phẩm biến đổi gen trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu các loại cây trồng mà con người còn chưa biết hết về nó...Để nuôi sống dân số ngày càng tăng trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, các nhà khoa học thực phẩm đang khám phá nhiều con đường khả thi, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về cách thức để thân thiện với môi trường.

Dưới đây là sáu loại lương thực- thực phẩm có thể sẽ mở ra “những hộp đen bí ẩn” của nhân loại và sẽ không lạ lẫm trên những kệ hàng tạp hóa trong tương lai.

Liên Hợp quốc đã tuyên bố năm 2023 là Năm quốc tế về cây kê

Liên Hợp quốc đã tuyên bố năm 2023 là Năm quốc tế về cây kê

Nguồn cung cấp: Carbohydrate, protein, khoáng chất (kali, phốt pho và magiê).

Công dụng: giống như lúa mì, kê có thể dùng nguyên hạt; chế biến thành bột không chứa gluten, mì ống, chiên, và sản xuất bia.

Liên Hợp quốc đã tuyên bố năm 2023 là Năm quốc tế về cây kê vì hiện còn rất ít giống. Quinoa cũng đã giành được vinh dự tương tự vào năm 2013, và doanh số bán hàng của nó đã tăng vọt.

Kê được trồng lần đầu tiên ở châu Á khoảng 10.000 năm trước, là một loại ngũ cốc phổ biến ở nhiều vùng châu Á và châu Phi. So với lúa mì, ngô và gạo, kê có khả năng chống chịu với khí hậu tốt hơn nhiều vì cây cần ít nước và phát triển mạnh trong môi trường ấm hơn, khô hơn.

  • Lạc Bambara

Lạc Bambara

Lạc Bambara

Nguồn cung cấp: Protein, chất xơ, khoáng chất (kali, magie và sắt).

Công dụng: Rang hoặc luộc; chế thành bột không chứa gluten; và làm thành sữa hữu cơ.

Chắc hẳn bạn đã nghe nói về sữa hạnh nhân và sữa đậu nành. Lựa chọn thay thế tiếp theo tại quán cà phê trong tương lai có thể được làm từ lạc Bambara, một loại cây họ đậu chịu hạn có nguồn gốc từ châu Phi cận Sahara. Giống như các loại đậu khác, lạc Bambara chứa rất nhiều protein.

Và vi khuẩn trên cây chuyển hóa nitơ trong khí quyển thành amoniac nên cây lạc Bambara phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng mà không cần bón phân hóa học. Theo nhà khoa học Festo Massawe, việc hiểu rõ hơn về loài cây này có thể mở đường cho các chương trình nhân giống để giúp nó trở nên phổ biến như đậu tương, một loại cây họ đậu cho năng suất cao nhưng chịu hạn kém hơn.

  • Nhuyễn thể hai mảnh

Trai và các loài nhuyễn thể hai mảnh khác có sức chống chịu tốt hơn với môi trường khắc nghiệt

Trai và các loài nhuyễn thể hai mảnh khác có sức chống chịu tốt hơn với môi trường khắc nghiệt

Nguồn cung cấp: Protein, omega-3, vitamin B12, khoáng chất (sắt, mangan và kẽm).

Công dụng: Hấp, hầm, súp hay bổ sung cho nhiều món khác...

Theo một báo cáo năm 2020 trên tạp chí Nature, trai và các loài nhuyễn thể hai mảnh khác, bao gồm hàu, trai và sò điệp, có thể chiếm khoảng 40% lượng hải sản vào năm 2050.

Lý do là “không cần tưới nước hay bón phân”, các trang trại nhuyễn thể hai mảnh vỏ là lựa chọn chính để mở rộng quy mô, điều này sẽ làm giảm giá cho người tiêu dùng. Tất cả các loài hai mảnh vỏ đều có giá trị, nhưng Halley Froehlich ở UC Santa Barbara chỉ ra loài trai là “siêu cứng”, “siêu bổ dưỡng” và ít béo. Một nhược điểm: Các sinh vật tạo vỏ đang bị đe dọa khi lượng carbon tăng lên thúc đẩy quá trình axit hóa đại dương.

  • Tảo bẹ

Tảo bẹ

Tảo bẹ

Nguồn cung cấp: Vitamin, khoáng chất (iốt, canxi và sắt), chất chống oxy hóa.

Công dụng: Salad, smoothies, salsa, dưa chua, mì và khoai tây chiên; sản xuất kem đánh răng, dầu gội đầu và nhiên liệu sinh học.

Tảo bẹ có một vài thủ thuật thân thiện với khí hậu mát mẻ. Thứ nhất, bằng cách hấp thụ carbon dioxide trong quá trình quang hợp, nó có thể làm giảm độ axit của môi trường nhiều nước xung quanh.

Nông dân ở các bang Maine và Alaska (Mỹ) đã trồng tảo bẹ và kết hợp nuôi trồng nhuyễn thể hai mảnh để sinh vật có vỏ được hưởng lợi từ nguồn nước ít axit hơn. Tảo bẹ cũng cô lập carbon, giống như cây dưới nước. Điều đó có nghĩa là trồng và ăn nhiều tảo bẹ hơn có thể tốt cho môi trường.

  • Chuối Enset

Chuối Enset

Chuối Enset

Nguồn cung cấp: Carbohydrate, canxi, kali và kẽm.

Công dụng: Cháo hoặc bánh mì; có thể được sử dụng để làm dây thừng, đĩa bát và vật liệu xây dựng.

Là một giống cây chịu hạn, được trồng ở Ethiopia, có biệt danh là "chuối giả" vì cây Enset có đặc điểm rât giống cây chuối, mặc dù trái của nó không ăn được. Nó còn được mệnh danh là "cây chống đói" vì thân giàu tinh bột của nó có thể được thu hoạch bất cứ lúc nào trong năm, làm cho nó trở thành cây lương thực dự phòng đáng tin cậy trong thời kỳ khô hạn.

Một báo cáo năm 2021 trên tạp chí Environmental Research Letters cho thấy, phạm vi hoạt động của loại cây này có thể được mở rộng sang các khu vực khác của châu Phi, và xa hơn nữa. Tuy nhiên tác giả nghiên cứu James Borrell tại Vườn Bách thảo Hoàng gia London cho biết, quá trình chế biến cần thiết để tạo ra một phần ăn được rất phức tạp. Vì vậy, bất kỳ sự mở rộng nào sẽ phải được dẫn dắt bởi các cộng đồng nắm giữ kiến ​​thức bản địa.

  • Sắn

Củ sắn

Củ sắn

Nguồn cung cấp: Carbohydrate, kali, vitamin C.

Công dụng: Luộc, nấu chín nguyên củ; chế thành bột và sản xuất nhiều loại thực phẩm khác nhau...

Sắn vốn là một loại cây vừa lấy rau vừa lấy củ giàu tinh bột từ Nam Mỹ, giàu khả năng chống chịu với khí hậu khắc nghiệt, sống khỏe và giàu dinh dưỡng.

Hiện sắn đã được trồng ở hơn 100 quốc gia, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 40 ° C, chịu mặn và chịu hạn rất tốt. Một điểm cộng nữa là mức CO 2 trong khí quyển cao hơn giúp tăng cường khả năng chống chịu căng thẳng của cây trồng và có thể dẫn đến năng suất cao hơn.

Lưu ý: ăn sắn sống có thể chứa hàm lượng cyanua độc hại, nhưng hóa chất này có thể được loại bỏ bằng cách gọt vỏ, ngâm và nấu chín củ.

(Sciencenews)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.