| Hotline: 0983.970.780

Lợn có chứng nhận vẫn 'dính' dịch tả Châu Phi

Thứ Tư 17/07/2019 , 09:11 (GMT+7)

Mặc dù đã được Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì 65 con lợn giống “dính” dịch tả lợn Châu Phi (ASF) vẫn lọt được qua hàng loạt chốt kiểm dịch các tỉnh phía Bắc.

Số lợn này đã gây bệnh tại trang trại hộ anh Hồ Phúc Tiến ở thôn Làng Khang, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

17-41-01_1
Giám đốc Sở NN-PTNT chỉ đạo công tác chống dịch tại hộ ông Hồ Phúc Tiến.

Theo phản ánh chủ trang trại, ngày 22/6 anh mua 65 con lợn giống, mỗi con trọng lượng khoảng 7,5kg từ trại lợn Thái Hồng, xã Thái Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam).

Đến ngày 29/6 anh thấy lợn ủ rũ, bỏ ăn và bắt đầu chết 2 - 3 con. Sau khi lợn chết, cán bộ thú y của hãng thức ăn New Hope (đơn vị cung ứng thức ăn gia súc cho hộ chăn nuôi) đến điều trị và tự ý lấy mẫu đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng III.

10 ngày sau, kết quả xét nghiệm xác định mẫu bệnh phẩm đàn lợn của gia đình anh dương tính với virus ASF, lúc này thì đàn lợn đã chết hàng loạt, gia đình không báo cáo lên chính quyền địa phương và tự tiêu hủy 50 con tại trang trại.

Thông tin vỡ lở, UBND huyện Can Lộc vào cuộc, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với ASF. “Chúng tôi đã tiến hành tiêu hủy 20 con còn lại trong trang trại của anh Hồ Phúc Tiến (5 con lợn nái và 15 con lợn choai). Tổng số đàn lợn tiêu hủy tại trang trại này là 70 con; trong đó, 65 con là lợn giống nhập từ Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam và 5 con lợn nái của gia đình”, một lãnh đạo huyện Can Lộc nói.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh sau khi đi kiểm tra thực tế ổ dịch đã có buổi làm việc với hộ dân, UBND xã Thuần Thiện và huyện Can Lộc. Vị giám đốc Sở nhấn mạnh: “Việc cần làm trước mắt là tiêu độc khử trùng, khống chế dịch lây lan ra diện rộng. UBND huyện báo cáo ngay sự việc để tỉnh có ý kiến chỉ đạo kịp thời, việc vận chuyển lợn từ Công ty cấp giống ngoại tỉnh về địa phương như vậy đã đúng theo trình tự thủ tục hay chưa?”.

Theo hồ sơ, 65 con lợn giống bị dịch của hộ anh Hồ Phúc Tiến có giấy kiểm dịch số 0020378 ngày 22/6, do Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình cấp cho Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, người đại diện là ông Nguyễn Tuấn Anh.

17-41-01_2
Dịch ASF đã phát sinh tại 21 xã/7 huyện, TP của tỉnh Hà Tĩnh.

Vấn đề đặt ra ở đây, suốt quá trình vận chuyển đàn lợn từ Thái Bình về Hà Tĩnh, qua rất nhiều trạm kiểm dịch nhưng không có đơn vị nào phát hiện ra lợn “dích” dịch ASF. Thậm chí, 2 đơn vị kiểm tra đóng dấu là Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây ở Thanh Hóa và Trạm kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An cũng “bó tay”. Các tỉnh còn lại trên hành trình hoàn toàn không kiểm tra, thậm chí Hà Tĩnh là địa phương đến cuối cùng chủ hàng cũng không khai báo để làm thủ tục kiểm tra, đóng dấu theo quy định.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh thông tin, hiện cơ quan chuyên môn huyện Can Lộc đang phối hợp Công an huyện Can Lộc vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân phát dịch tại hộ ông Tiến.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn Hà Tĩnh đã phát sinh 24 ổ dịch ASF tại 24 xã thuộc 7 huyện, TP, gồm: Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc và TP Hà Tĩnh.

Trong đó, có 10/24 xã dịch đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn ốm, chết. Tổng số lợn đã tiêu hủy là 1.077 con; trọng lượng 51 tấn.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm