| Hotline: 0983.970.780

Lũ lập đỉnh ở ĐBSCL

Thứ Ba 04/10/2011 , 10:11 (GMT+7)

Nước lũ ở ĐBSCL hiện đang dao động ở mức đỉnh rất cao, có nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000...

* Nông dân đuối sức

* 11 người chết vì lũ

Do làm tự phát nên nhiều diện tích lúa ở vùng Tứ giác Long Xuyên rất khó bảo vệ

Nước lũ ở ĐBSCL hiện đang dao động ở mức đỉnh rất cao, có nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000. Do nước từ đầu nguồn vẫn đổ về mạnh, cộng với triều cường nên mức đỉnh lũ có thể sẽ kéo dài trong vài ngày, sau đó xuống chậm. Nhiều nơi nông dân đã tỏ ra đuối sức sau nhiều ngày gồng mình chống lũ, nhất là ở những nơi sản xuất tự phát nhỏ lẻ.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong tổng số gần 7.000 ha lúa thu đông của tỉnh có nguy cơ bị nước lũ nhấn chìm thì có đến 4.425 ha thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, chủ yếu tập trung ở huyện Hòn Đất. Đây là diện tích lúa do nông dân làm tự phát, manh mún, nhỏ lẻ lên rất khó bảo vệ. Sau những ngày căng mình chống lũ, nhiều nông dân đã đuối sức đành chấp nhận bỏ cuộc với gần 350 ha lúa từ 1- 2 tháng tuổi bị lũ nhấn chìm.

Ông Trần Xuân Kiên ở xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang buồn rầu cho biết nước lũ tràn vào, cộng với nước mưa đổ xuống nên máy bơm chạy suốt đêm ngày vẫn rút không kịp. Được biết, cả tháng nay, ngày nào ông Kiên cũng tốn 400-500 ngàn tiền mua dầu chạy máy để cứu lúa. "Lỡ đổ ra cả trăm triệu tiền giống, phân bón và làm đê bao cứu lúa, chẳng lẽ tới giờ lại bỏ cuộc, chứ thú thực tui đuối sức quá rồi. Biết chắc là lỗ nhưng cũng phải ráng, vớt vát được đồng nào hay đồng đấy" - ông Kiên nói.

ThS Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, ưu tiên số một hiện nay của tỉnh là gia cố hệ thống đê bao và hỗ trợ nông dân bơm rút nước cứu lúa. Trước mắt, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí 9 tỷ đồng để tôn tạo, gia cố hệ thống đê bao ứng cứu lúa thu đông. Tuy nhiên, tỉnh sẽ tập trung cho những vùng nằm trong quy hoạch, có diện tích sản xuất lớn. Còn đối với diện tích nhỏ lẻ, phân tán do dân làm tự phát thì dân tự giữ chứ tỉnh không hỗ trợ.

Tại hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, mực nước đã bắt đầu có dấu hiệu giảm sau khi đạt đỉnh lũ vào những ngày cuối tháng 9. Theo ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp thì dù nước lũ đang giảm dần nhưng mực nước trên đồng ruộng vẫn còn duy trì ở mức rất cao, chênh lệch giữa trong và ngoài đê lớn nên áp lực lũ vẫn còn mạnh mẽ. Vì vậy, người dân không nên chủ quan lơ là.

Còn tại An Giang, sau nhiều ngày nỗ lực, một số tuyến đê bị vỡ đã được lực lượng cứu hộ hàn khẩu và gia cố trở lại. Hiện các địa phương đang tập trung rút nước ra để cứu lúa. Tuy nhiên, theo đánh giá của nông dân thì khả năng lúa phục hồi không cao do đã bị nước lũ nhấn chìm trong nhiều ngày.

Tính đến ngày 3/9, toàn khu vực ĐBSCL đã có trên 20.000 căn nhà bị ngập trong lũ, gần 5.000 ha lúa bị lũ nhấn chìm, hàng triệu ao hồ nuôi thủy sản bị ngập. Riêng thiệt hại về người, đến nay nước lũ đã làm 11 người chết đuối, trong đó có 5 trẻ em, chủ yếu tập trung ở các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP Cần Thơ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm