| Hotline: 0983.970.780

Lúa đông xuân lãi lớn

Thứ Sáu 02/10/2015 , 06:10 (GMT+7)

Đó là trường hợp nhóm 5 nông dân ở HTX Nông nghiệp Phát Đạt, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Họ là Nguyễn Văn Thắng, Bùi Văn Đức, Thái Văn Nghĩa, Nguyễn Thị Mách và Lê Văn Lũ...

Đây cũng là 5 nông dân thường xuyên đi đầu tham gia vào các phong trào “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” mang lại hiệu quả cao trong công việc trồng lúa.

Dù phải bán lúa tươi, lợi nhuận trồng lúa của họ vẫn thường cao hơn mức 30%, trong lúc đó không ít nông dân cứ băn khoăn với câu hỏi làm sao để trồng lúa có lợi nhuận đạt được 30%.

nh-2085818642nh-1085818758
Phân bón Đầu Trâu TE-A1 và Đầu Trâu TE-A2 giúp nông dân tăng 55 -57,% tiền lời

Trong hơn 5 năm qua, cùng với hàng ngàn bà con nông dân các tỉnh tham gia chương trình “Đồng hành và chia sẻ” do VTV Cần Thơ phối hợp với Cty CP Phân Bón Bình Điền tổ chức phát sóng, nhóm bà con này cũng đã hăng hái tham gia trao đổi và đặt nhiều câu hỏi để thảo luận với các nhà khoa học. Đồng thời họ cũng từng bước áp dụng các tiến bộ kỹ thuật do chương trình mang lại cho ruộng vườn của mình.

Lần này chương trình “Đồng hành và chia sẻ” mở rộng nội dung và phương thức hoạt động mang tên là: “Từ ruộng vuờn đến trường quay” thì nhóm 5 nông dân này cũng cùng với 65 nông dân khác tiên phong của các tỉnh tham gia thực hiện.

Chương trình là một trường học mà ruộng vườn là lớp học, cây cối, đất đai, sâu bệnh là đạo cụ. Thầy giáo là các thành viên của Hội đồng cố vấn, các cán bộ kỹ thuật của Cty CP Phân bón Bình Điền.

Cũng như các cán bộ khuyến nông các huyện, các tỉnh đảm nhiệm. Trước khi thực hiện chương trình các thành viên tham gia đều được dự buổi tập huấn kỹ thuật, chuẩn bị phương tiện, vật tư kỹ thuật và cùng hẹn thời gian xuống giống đồng loạt. Cty CP Phân bón Bình Điền hỗ trợ các loại phân chuyên dùng cho lúa cả vụ. Người tham gia cũng được hướng dẫn công việc ghi chép sổ sách tỷ mỉ như khi tham gia chương trình VietGAP.

Trong số 5 nông dân có 3 người trồng giống Jasmine 85, còn lại 2 thành viên sử dụng giống ST 20 để trình diễn, cứ mỗi hộ có diện tích 1 ha, chia ra hai phần, một nửa áp dụng loại: Phân bón Đầu Trâu TE-A1 và Đầu Trâu TE-A2.

Nửa còn lại áp dụng các loại phân mà họ đã chọn để làm đối chứng. Các biện pháp kỹ thuật khác được thực hiện giống nhau cho cả 2 ruộng. Các cán bộ kỹ thuật và khuyến nông thường xuyên có mặt tại ruộng để hướng dẫn và trao đổi, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc để bà con được tường tận.

Mặc dù đã từng tham gia các kỹ thuật “1 phải 5 giảm” và được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nhưng bà con trong nhóm vẫn có xu hướng ưa chuộng bón nhiều đạm và lân.

Nếu lấy trung bình nhóm làm giống lúa Jasmine 85 bón lượng đạm cao hơn ruộng bón phân Đầu Trâu 14%, nhóm làm giống ST 20 bón cao hơn 29% chất đạm, 80% chất lân; cá biệt có hộ bón lượng đạm cao hơn nền phân Đầu Trâu 52% chất đạm.

Dưới đây là kết quả đạt được so sánh nền trình diễn Phân Đầu Trâu với đối chứng:

Chỉ tiêu

Giống lúa Jsamine 85

Giống lúa ST 20

 

Đầu Trâu

Đối chứng

+/- so

đ/chứng

Đầu Trâu

Đốichứng

% so

đ/chứng

Bông/m2

530

498

+32

430

436

-6

Hạt chắc/bong

82

75

+7

92

88

+4

Năng suất thực (kg/ha)

8.285

7.715

+570

6.785

6.200

+585kg

Tổng chi  (1000đ)

20.300

19.950

-350

20.550

21.100

-550

Giá thành(đ/kg lúa)

2.452

2.599

-147đ

3.038

3.407

-369

Lời (1000đ/ha)

27.300

24.350

+12,1%

24.150

19.800

+21,9%

Tiền lời (%)

57,1%

55,0%

 

54,0%

48,4%

 

Lời do Phân Đầu Trâu (1000đ)

2.950.

 

 

4.350.

 

 

               

Rõ ràng sau khi trừ hết các khoản chi thì dù bán lúa tươi, bình quân là 5 nông dân đã thu lại được 55 - 57,1% tiền lời đối với giống lúa Jasmine 85 và 48,4 - 54% đối với giống lúa ST 20

Và khi ứng dụng phân Đầu Trâu TE-A1 và TE-A2 đã thu được tiền lời cao hơn kỹ thuật của nông dân 12% với giống Jasmine 85 và 21,9% đối với giống ST 20. Bình quân mỗi ha dù bán lúa tươi và giá cả chưa hấp dẫn cũng đã thu lời được từ 19,8 - 27,3 triệu đồng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm