| Hotline: 0983.970.780

Lúa hè thu ở ĐBSCL giảm cả năng suất, sản lượng và giá bán

Thứ Bảy 07/08/2021 , 08:32 (GMT+7)

Theo báo cáo nhanh của Tổ công tác 970, lúa hè thu 2021 ở ĐBSCL bị giảm cả về năng suất lẫn sản lượng và giá do ảnh hưởng của Covid-19.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL diễn ra sáng 7/8. Ảnh: Đức Minh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL diễn ra sáng 7/8. Ảnh: Đức Minh.

Theo báo cáo nhanh của Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT tại cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL diễn ra sáng 7/8, hiện nay lúa hè thu đã thu hoạch được 702 nghìn ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 123,3 nghìn ha; năng suất đạt 57,86 tạ/ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,97 tạ/ha; sản lượng 4.059 nghìn tấn, thấp hơn cùng kỳ 793 nghìn tấn.

Trong khi đó, tại ĐBSCL, lúa thu đông đã gieo sạ 365.239 ha, đạt 53,32% so với kế hoạch và ít hơn so với cùng kỳ năm trước 15.557 ha.

Diện tích lúa thu đông xuống giống chậm hơn cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên việc thu hoạch lúa hè thu bị chậm lại làm ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống lúa thu đông, mặc khác xe vận chuyển giống không lưu thông được qua địa bàn các tỉnh do thực hiện Chỉ thị 16 nên ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ.

Về giá, theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa thường tại ruộng giảm bình quân 133 đồng, hiện chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg; giá lúa thường tại kho tăng nhẹ 40 đồng, do di chuyển thu mua giữa các địa phương khó khăn nên nhiều doanh nghiệp đã ngưng mua lúa.

Lúa hè thu ở ĐBSCL giảm cả năng suất, sản lượng và giá bán. Ảnh mang tính minh họa.

Lúa hè thu ở ĐBSCL giảm cả năng suất, sản lượng và giá bán. Ảnh mang tính minh họa.

Theo đánh giá của Tổ công tác 970, hiện tại giá lúa gạo và các hàng nông sản khác giảm sâu, không phải do cung cầu mà là do đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng, các khách quốc tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp không giao hàng được.

Để giải quyết các vấn đề cấp bách trên, Tổ công tác đưa ra một số kiến nghị. Trước mắt, ưu tiên tiêm vacxin cho lực lượng trong chuỗi cung ứng: tài xế, ghe, salan vận chuyển, công nhân tại các nhà máy, bốc xếp tại cảng, giám định hàng hóa, khử trùng, nhân sự giao nhận xuất nhập khẩu của các công ty xuất khẩu phải giao dịch chứng từ ở nhiều nơi là cảng, Hải quan, Văn phòng cấp C/O, kiểm dịch…

Sau đó, tạo điều kiện đi lại cho các nhân sự trên trong thời gian giãn cách vì lực lượng này đang duy trì xuất khẩu cho cả nước.

Nghiên cứu hỗ trợ thuế, các khoản phí cho doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh, hiện các chi phí test nhanh và PCR, chi phí ăn, ở cho các lao động 3 tại chỗ là do doanh nghiệp chịu toàn bộ.

Ngoài ra, Tổ công tác kiến nghị các quy định mới của Cơ quan chức năng, nếu có, phải theo lộ trình, tránh đột ngột vì doanh nghiệp không trở tay kịp, nhất là các lô hàng đang trên đường và sớm giải quyết thông thương cho hàng hoá và phương tiện vận tải lưu thông, tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…