| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai Arize BTE1, sự lựa chọn 'thông minh'

Thứ Năm 14/04/2016 , 06:07 (GMT+7)

Hạt giống lúa lai Arize BTE1 là một trong những lựa chọn phù hợp cho diễn biến khí hậu phức tạp hiện nay. BTE1 là hạt giống lúa lai ba dòng của Cty Bayer VN

Biến đổi khí hậu, khô hạn, xâm nhập mặn,… đang là những cụm từ xuất hiện dày đặc, khắp các mặt báo, bản tin cả trong nước và quốc tế.

Bởi vào thời điểm này, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do tình hình khô hạn và xâm nhập mặn kỷ lục trong gần 100 năm qua. Đã có 9/13 tỉnh trong khu vực công bố thiên tai hạn hán.

Các địa phương đang khẩn trương tìm các giải pháp cấp bách để ứng phó với tình hình ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các giống chống chịu với hạn, mặn được xem là lối ra cho vựa lúa của đất nước.

Tập đoàn Bayer với hơn 150 năm hình thành và phát triển trên thế giới. Riêng đối với Việt Nam đã có hơn 20 năm gắn bó với nông dân. Cty Bayer VN cung cấp các dòng sản phẩm ưu việt bao gồm hạt giống cây trồng sản lượng cao, các sản phẩm bảo vệ mùa màng tiên tiến dựa trên sự kết hợp giải pháp hóa sinh và các dịch vụ hỗ trợ rộng rãi để phục vụ cho ngành nông nghiệp hiện đại và bền vững. 

Và giải pháp mang tên hạt giống lúa lai Arize BTE1 là một trong những lựa chọn phù hợp cho diễn biến khí hậu phức tạp hiện nay. BTE1 là hạt giống lúa lai ba dòng của Cty Bayer VN, đã từ lâu không còn xa lạ với nông dân của nhiều khu vực trong cả nước. Bởi có mặt trên thị trường từ năm 2008, đến nay BTE1 vẫn giữ vững chất lượng, mang lại hiệu quả và càng khẳng định được vị thế của mình.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, BTE1 được xem là giống lúa tốt nhất cho vùng lúa tôm. Do khả năng sinh trưởng và phát triển được tại các vùng đất ngập mặn, nơi mô hình tôm - lúa được áp dụng như các huyện ven biển của các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Không những thế, BTE1 còn có khả năng sinh trưởng trên vùng đất phèn và ít ảnh hưởng bởi sâu bệnh.

Vụ lúa - tôm 2015 cũng chính là thời điểm tình trạng khô hạn diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại huyện An Minh, Kiên Giang nơi có diện tích lúa tôm đứng đầu của tỉnh, với diện tích gieo trồng hơn 26.700 hecta nhưng thiệt hại do vấn đề xâm nhập mặn đã hơn 17.000 hecta, chiếm hơn 60% diện tích canh tác. Ảnh hưởng nặng nề là như thế, nhưng BTE1 năm vừa qua vẫn được xem là giữ vững danh hiệu giống lúa tốt nhất cho vùng tôm - lúa. Bởi năng suất trung bình 600 - 700 kg/công dù không cao hơn những năm trước là trung bình 800 - 900 kg/công. Nhưng vẫn đứng đầu về năng suất so với các giống khác chỉ dưới 500kg/công.

Một thành công nữa của BTE1 trong vụ ĐX 2015-2016, là mang lại kết quả đúng như mong đợi của người dân nhưng không phải đến từ cái nôi tôm - lúa mà là từ vùng đất hai vụ.

Đến thăm nhà chú Lê Văn Hải tại xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang vào những ngày cuối tháng 3, khi mà vụ ĐX 2015-2016 vừa xong nhưng đáng lo ngại hơn là nước mặn đã hiện diện tại đây với mức trên 6 phần nghìn.

img-2146171038964

Một điều đáng ghi nhận nữa là cánh đồng của chú Hải chỉ cách bờ biển chưa đầy 3 km. Chú cũng cho biết, chỉ mới canh tác BTE1 có hai năm nay thôi nhưng hai năm ấy điều là hai năm ngạc nhiên với chú. Năm đầu khi mới bắt đầu sử dụng BTE1 chú rất lo lắng vì đây là giống hoàn toàn mới không có chút kinh nghiệm nào về canh tác, thêm vào đó đất cũng tương đối kho do ven biển và mới cải tạo nên sợ giống không thích nghi. Giai đoạn lúc mới sạ thì lúa thưa thớt vì chỉ có dùng 4kg/công, không biết có gì để thu hoạch sau này không? Và rất nhiều nữa những bâng khuâng mà chú vẫn còn suy nghi.

Tin chắc rằng, không chỉ chú Hải mà còn nhiều hơn thế nữa những nông dân sẽ lại vui vẻ trong công việc vì họ luôn có Bayer đồng hành, đặc biệt trong tình hình canh tác khó khăn như hiện nay.

Nhưng chỉ khoảng một tháng sau khi sạ thì một nửa an tâm đã tìm về với chú vì lúa sinh trưởng rất tốt và đã che được những khoảng trống của mặt đất ruộng. Lúa dễ canh tác, chỉ bón ba đợt phân vào ba thời điểm chính của cây lúa, phun thêm Antracol và Nativo cũng của Bayer thế là an tâm cho đến cuối vụ.

Chú cũng cho biết thêm trong sự bất ngờ là lúa lai BTE1 không bệnh gì cả, trong khi làm những giống khác thì ít nhất cũng phải phun ngừa hoặc trị đạo ôn hơn 3 lần, chưa kể thêm một số bệnh khác. Nên vất vả và mệt lắm. Cuối vụ thu hoạch được 900 kg/công trừ hết chi phí còn lãi 3 triệu đồng/công. Đúng là đơn giản nhưng hiệu quả.

Riêng năm nay vụ ĐX 2015-2016 vừa khép lại. Đã là năm thứ hai chú dùng BTE1 nên xem ra đã có chút kinh nghiệm, tự tin và an tâm hơn nhiều. Nhưng lại đúng lúc thời tiết vô cùng khắc nghiệt, chú đã từng có thời điểm rất lo lắng vì lúa của những người xung quanh sử dụng giống khác đã bắt đầu thiệt hại vì tình trạng nắng nóng kéo dài và ảnh hưởng của mặn.

Chú đã từng lập đi lập câu nói với mọi người trong gia đình theo từng ngày “bao giờ tới lúa mình chết đây” nhưng đều đó đã không xảy ra vì BTE1 đã chống chịu được điều kiện khó khăn ấy và còn vượt qua cả một đợt bệnh đạo ôn khá nặng ảnh hưởng đến những giống khác vào giai đoạn cuối.

Lại một ngạc nhiên nữa mà BTE1 mang lại cho chú. Với năng suất 700 kg/công của năm nay như thế cũng là một điều quá tuyệt vời, chú lãi đươc gần 2 triệu đồng/công.

Đến thăm chú, chúng tôi thấy được niềm vui và hy vọng ánh lên qua ánh mắt của người nông dân chân chất thuần tính Nam bộ này. Quả đúng là không có gì vui hơn khi chúng ta đạt được hiệu quả cao trong công việc. Với những gì mà BTE1 mang lại và hơn thế nữa sau nó còn có cả một Tập đoàn Bayer vững mạnh không ngừng nghiên cứu để tìm ra và cung cấp cho nông dân những giải pháp hiệu quả.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.