| Hotline: 0983.970.780

Lúa TBR225 'bén duyên' trên đồng Phú Thiện

Thứ Sáu 12/05/2017 , 15:05 (GMT+7)

Trong số các giống lúa mới đã và đang thử nghiệm ở huyện Phú Thiện thì giống TBR225 thuộc bản quyền của TCty Giống cây trồng Thái Bình (Thaibinhseed) đã đáp ứng được những yêu cầu của địa phương.

Đây là giống lúa được Bộ NN-PTNT công nhận là giống Quốc gia từ năm 2015. Mặc dù chỉ mới được trồng ở địa phương một mùa vụ ĐX 2016- 2017 nhưng TBR225 đã được đông đảo bà con nông dân chú ý.

10-02-47_cnh-dong-trinh-dien-giong-lu-tbr225-ti-x-i-ke-huyen-phu-thien
Cánh đồng trình diễn lúa TBR225 tại xã Ia Ke, huyện Phú Thiện (Gia Lai)

Mô hình thí điểm lúa TBR225 được triển khai tại xã Ia Ke trên diện tích 1ha và giao cho 3 hộ nông dân cùng canh tác. Mô hình bắt đầu gieo sạ ngày 7/1/2017. Theo nhận xét của bà con nông dân, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, mặc dù gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng cây lúa vẫn phát triển và đẻ nhánh đồng đều. Thân cây tương đối khỏe, khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt, chưa thấy các đối tượng sâu bệnh gây hại nguy hiểm, cây có dạng hình đẹp, bông to chùm, hạt dày.

Sau khi thu hoạch, nhận thấy giống TBR225 cho năng suất cao, đạt bình quân 80,6 tạ/ha, hạt lúa thon dài, gạo ít bạc bụng. Những đặc điểm trên đã cho thấy tính tích cực của giống lúa TBR225 mà so với các giống lúa truyền thống ở địa phương trước đây không có được. Thêm nữa, điều mà bà con quan tâm nhất là về hiệu quả kinh tế: So sánh giữa ruộng ngoài mô hình với ruộng canh tác thử nghiệm TBR225 thì TBR225 đạt lãi ròng cao hơn khoảng 3,1 triệu đồng/ha.

Với những ưu thế vượt trội của giống lúa mới đã giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất thông qua giảm lượng giống gieo sạ và thuốc BVTV nhưng vẫn cho năng suất cao.

Bà Phạm Thị Lan (thôn Thanh Liêm, xã Ayun Hạ) gieo thí điểm 1 sào lúa giống TBR225 ở vụ vừa rồi. Bà Lan nhận xét, lúa dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, không bị ngã đổ do cây cứng, năng suất cao. Đặc biệt hạt cơm thơm, dẻo, dễ ăn, để nguội vẫn không bị cứng...

Còn nông dân K'sor Yun (thôn Glung A, xã Ia Ke) nói: "Từ trước đến nay, nhà mình chỉ làm giống địa phương hoặc một số loại giống thông thường khác. Vụ rồi thấy nhiều người làm giống TBR225 cho năng suất cao, ít sâu bệnh, chi phí thấp, cơm ngon nên vụ tới, mình sẽ làm trước một ít loại giống này".

Từ kết quả thực tiễn, phòng NN-PTNT huyện Phú Thiện đã kiến nghị Sở NN-PTNT Gia Lai cùng các ngành chức năng, cần có chủ trương đưa giống TBR225 vào cơ cấu giống sản xuất tại địa phương để người dân lựa chọn đưa vào sản xuất.

Ông Phạm Ngọc Nghĩa, Giám đốc HTXNN Chư A Thai cho biết, từ nhiều năm qua, HTX đã ứng dụng rất nhiều loại giống lúa. Mỗi loại giống đều có điểm ưu, điểm nhược riêng. Qua trình diễn giống lúa TBR225 vụ vừa rồi, thấy được những ưu điểm như tiết kiệm giống, dễ chăm sóc, cây không ngã đổ, hạt thon tròn, ít sâu bệnh, cơm thơm ngon... Đặc biệt ruộng trình diễn là cánh đồng đất pha cát nhưng đã phát huy được những ưu điểm như trên, nếu trồng ở đất tốt thì TBR225 sẽ đạt được kết quả cao hơn nữa.

 

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất