| Hotline: 0983.970.780

Lúa thảo dược trên đồng đất Bắc Ninh

Thứ Ba 30/07/2019 , 10:15 (GMT+7)

Công ty TNHH Đại diện Thiện Tâm phối hợp với Công ty TNHH Vĩnh Hòa triển khai sản xuất giống lúa thảo dược chất lượng cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm tại HTX Công Cối, xã Đại Xuân (Quế Võ, Bắc Ninh).

Vụ xuân năm 2019, gia đình ông Đào Xuân Quyền cấy 3 sào giống lúa Thảo dược Vĩnh Hòa 1 và được Công ty TNHH Đại diện Thiện Tâm hỗ trợ toàn bộ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Quế Võ hướng dẫn kỹ thuật thâm canh.

Đánh giá sản xuất lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1.

Kết quả thu hoạch, mỗi sào đạt năng suất xấp xỉ 2 tạ/ha, tương đương giống lúa Nàng Xuân và Bắc thơm số 7. Tuy nhiên, với giá gạo bán ra thị trường khoảng 30.000- 35.000 đồng/kg, mỗi sào gieo cấy lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1, đạt giá trị hơn 3 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 1,3-1,4 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần so với giống lúa Nàng Xuân và Bắc thơm số 7.

Theo đánh giá của ông Quyền, lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 có khả năng đẻ nhánh khỏe và nhanh, thân cây mập, chắc, không đổ gẫy, có nhiều triển vọng mở rộng diện tích trong các vụ tiếp theo. Từ hiệu quả kinh tế trong vụ xuân, bước sang vụ mùa này gia đình tiếp tục tham gia mô hình gieo cấy giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 với diện tích 5 sào. Sau khi hoàn thành gieo sạ vào ngày 30-6 và được chăm sóc phù hợp, toàn bộ diện tích lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đang trong giai đoạn  3-4 lá.

Cùng với gia đình ông Quyền, vụ xuân năm 2019, toàn HTX Công Cối có 32 hộ tham gia gieo cấy giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 theo đề tài khoa học cấp tỉnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống lúa thảo dược chất lượng cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Theo bà Nguyễn Thị Hợp, Giám đốc HTX dịch vụ Nông nghiệp Công Cối, từ nhiều năm nay, xã viên HTX có truyền thống gieo cấy các giống lúa hàng hóa chất lượng cao như: Nàng Xuân, Bắc thơm số 7, Thiên ưu 8, Nếp các loại. Được sự giúp đỡ của Công ty TNHH Đại diện Thiện Tâm, vụ xuân năm 2019, HTX đưa vào gieo cấy thử nghiệm 3 ha giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1.

Thực tế sản xuất cho thấy, đây là giống lúa có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá, năng suất tương đương các giống lúa: Nàng Xuân, Bắc thơm số 7. Tuy nhiên, giá gạo cao gấp 1,5 lần gạo Nàng Xuân, Bắc thơm số 7 nên  hiệu quả kinh tế từ lúa thảo dược cao hơn so với các giống lúa hàng hóa khác. Vụ mùa năm nay, HTX tiếp tục gieo cấy giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1, toàn bộ diện tích giống lúa hiện sinh trưởng, phát triển tốt.

Lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 có nguồn gốc từ Ấn Độ, được ông Phan Văn Hòa ( Nghệ An) lai tạo và đưa vào trồng ở Việt Nam từ đầu năm 2008, sau đó đặt tên là lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (VH1). Những năm gần đây, giống lúa này được nhiều người biết đến và được trồng ở một số tỉnh trong cả nước.

Tại Bắc Ninh, được sự đồng ý của UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ, từ vụ xuân năm 2019, Công ty TNHH Đại diện Thiện Tâm phối hợp với Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa  triển khai đề tài khoa học xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống lúa thảo dược chất lượng cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm tại HTX Công Cối, xã Đại Xuân (Quế Võ) để giới thiệu giống lúa mới chất lượng cao cho nông dân, làm cơ sở đánh giá sự thích nghi của giống lúa này trên địa bàn tỉnh.

Theo kết quả nghiên cứu, gạo thảo dược có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vi chất, vi lượng, chất béo thực vật và các vitamin A, B, li-pít, can xi, sắt, chất xơ, omega6, omega9, oryzanol, sắt, kẽm… có tác dụng bổ máu, chống ung thư, chống loãng xương cao, rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, thân cây lúa thảo dược chứa các vi chất omega 3, 6, 9 với hàm lượng cao, nếu tuân thủ quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sau khi gặt có thể tận dụng rơm làm trà thảo dược.

Thực tế sản xuất giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 cho thấy có nhiều triển vọng, tuy nhiên, do đang trong quá trình khảo nghiệm, giống lúa này chưa có trong cơ cấu của ngành Nông nghiệp nên người dân cần tuân thủ quy hoạch và chủ trương của ngành Nông nghiệp, các địa phương, đồng thời bảo đảm thị trường tiêu thụ.

 

Báo Bắc Ninh

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất