| Hotline: 0983.970.780

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng khó đủ đường

Thứ Tư 30/10/2024 , 09:24 (GMT+7)

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng ở Gia Lai đang gặp rất nhiều khó khăn trong khi chế độ đãi ngộ chưa tương xứng so với nhu cầu thực tế.

Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Ảnh: Tuấn Anh.

Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Ảnh: Tuấn Anh.

Ngày 29/10, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc và đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn.

Khó khăn bảo vệ rừng ở cấp xã

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Gia Lai, năm 2023, hiện trạng rừng của tỉnh là gần 650 ngàn ha (diện tích rừng tự nhiên hơn 478 ngàn ha, diện tích rừng trồng hơn 156 ngàn ha và rừng trồng chưa thành rừng hơn 14 ngàn ha). Chính vì diện tích rộng lớn nên việc quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng chuyên trách đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở cấp xã.

Ông Nay Trinh, Chủ tịch UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa) cho biết, hiện một bộ phận người dân còn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của rừng đối với đời sống và sản xuất nên còn xảy ra tình trạng khai thác lâm sản trái phép. Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn xã đã xảy ra 9 vụ vi phạm phá rừng làm nương rẫy với tổng diện tích hơn 4,5ha. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách mỏng, tham mưu thực hiện nhiệm vụ trên diện tích rừng lớn.

Để khắc phục những khó khăn, ông Trinh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, tiếp tục rà soát, thực hiện giao đất, giao rừng sản xuất cho những người dân chưa có đất hoặc chưa đủ đất sản xuất.

Trách nhiệm của lực lượng bảo vệ rừng là rất lớn. Ảnh: Tuấn Anh.

Trách nhiệm của lực lượng bảo vệ rừng là rất lớn. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Trinh cũng kiến nghị Sở NN-PTNT tiếp tục quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng kiểm lâm, nhất là kiểm lâm địa bàn, thường xuyên công tác tuần tra, kiểm soát, bố trí các điểm chốt chặn hợp lý, tập trung lực lượng ở các địa bàn trọng điểm.

Ông Đinh Ích Hiệp, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai cho biết, nguyên nhân bảo vệ rừng cấp xã gặp khó khăn là do cơ sở vật chất và nơi làm việc ở đây còn nhiều hạn chế. Thậm chí, kiểm lâm địa bàn xã không có chỗ ở công vụ, có nơi 2 xã mới có 1 kiểm lâm địa bàn. Mặt khác, UBND các xã chưa tổ chức thành lập lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách nên còn lỏng lẻo trong công tác bảo vệ rừng.

Ông Trương Văn Đạt, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 137 UBND xã, phường, thị trấn đang quản lý gần 50% ha rừng tự nhiên. Thời gian qua, những vụ mất rừng chủ yếu xảy ra ở cấp xã. Nguyên nhân do biên chế người giữ rừng còn thiếu, trong khi diện tích rừng lại quá lớn. 

Để cấp xã không bị mất rừng, ông Đạt cho rằng, các xã chỉ còn cách giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng người dân.

Gỡ khó cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mang Yang cho biết, hiện nay ở các ban quản rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đang gặp rất nhiều khó khăn khi lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn mỏng so với diện tích rừng được giao. Chưa kể, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng làm việc 24/24 và thực hiện thường xuyên, liên tục kể cả các ngày nghỉ, lễ, tết.

Ông Hùng cho rằng, nhất thiết không được tinh giảm biên chế ở ban quản rừng phòng hộ và rừng đặc dụng để lực lượng đủ mạnh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Cuộc sống của những người giữ rừng còn nhiều khó khăn. Ảnh: Tuấn Anh.

Cuộc sống của những người giữ rừng còn nhiều khó khăn. Ảnh: Tuấn Anh.

Tương tự, ông Ngô Văn Thắng, Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho biết, vai trò người giữ rừng chưa được quan tâm, chế độ chính sách chưa được đảm bảo. Như cán bộ bảo vệ rừng của đơn vị này làm việc liên tục 10 đến 12 ngày/2 tuần mới được về nhà 1 lần. Gần như 24/24 giờ ở trong rừng, kể cả ngày nghỉ.

Mặt khác, việc tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn rất khó, nhất cán bộ có trình độ đại học, chuyên môn bài bản. Những người này đến làm việc nhưng do khó khăn đã bỏ việc nhiều. Thống kê của đơn vị, đã có hơn 10 cán bộ có trình độ đại học bỏ việc. Ông Thắng đề nghị cần có chế độ ưu đãi nghề, phụ cấp cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.

Phát biểu kết thúc tại hội nghị, Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai giao các ngành tổng hợp các ý kiến của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, xác định nội dung nào thuộc thẩm quyền của Trung ương, của tỉnh để kiến nghị, đề xuất xử lý.

Ông Hồ Văn Niên đề nghị phải quyết tâm giữ diện tích rừng hiện nay, đồng thời đẩy mạnh công tác trồng rừng, qua đó nâng tỷ lệ che phủ rừng. Mở rộng được diện tích rừng sẽ giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Mặt khác, tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống gần rừng…

Xem thêm
Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh

Như các năm trước, sau Tết Nguyên đán giá thịt lợn thường có xu hướng chững lại, nhưng quý I/2025 lại có một sự khác biệt, giá tăng sớm và tăng nhanh…

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất