| Hotline: 0983.970.780

Lùm xùm thương vụ nhập 3,1 triệu lít phân bón Nano-urê của Chính phủ Sri Lanka

Thứ Ba 26/10/2021 , 14:31 (GMT+7)

Cuộc khủng hoảng phân bón hiện nay đang khiến những quốc gia như Sri Lanka càng dễ bị tổn thương hơn, nhất là sau thương vụ nhập khẩu phân bón Nano- urê của chính phủ.

Phân bón 'Nano-urê' của Công ty TNHH Ấn Độ IFFCO, được Chính phủ Sri Lanka đồn thổi về công năng và cho nhập khẩu số lượng lớn. Ảnh: Getty

Phân bón "Nano-urê" của Công ty TNHH Ấn Độ IFFCO, được Chính phủ Sri Lanka đồn thổi về công năng và cho nhập khẩu số lượng lớn. Ảnh: Getty

"Ảo ảnh" phân bón Nano-urê

Chính phủ Sri Lanka đã quyết định mua một loại phân bón thay thế có tên là “Nano-urê” từ Ấn Độ. Một phần lô phân bón này hiện đã được vận chuyển bằng đường hàng không khi việc trồng trọt đã bắt đầu ở một số vùng của đất nước. Một lần nữa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói rằng đây là một loại phân bón nitơ dạng lỏng “hữu cơ” giá rẻ, hiệu quả cao và mỗi ha đất trồng lúa chỉ cần 2,5 lít.

Theo các chuyên gia, hiện bản quyền sáng chế phân bón Nano-urê thuộc sở hữu của Công ty TNHH Phân bón Ấn Độ (IFFCO) và được sản xuất tại một nhà máy ở bang Gujarat. Họ đã phát minh ra công nghệ này vào năm 2019 và sản xuất thương mại từ tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên hiện ngay cả ở Ấn Độ, kinh nghiệm sử dụng loại phân bón này cũng còn khá hạn chế. Theo hiểu biết ccác nhà khoa học trong nước, chưa hề có bằng chứng thực nghiệm nào về việc sử dụng sản phẩm này trong điều kiện ở Sri Lanka. Thậm chí có một số khía cạnh quan trọng của loại phân này mà nông dân và công chúng cần phải được biết.

Nếu đây là một loại phân bón “hữu cơ” đúng như Bộ Nông nghiệp tuyên bố, nó phải được nhập khẩu vào nước này theo các điều kiện quy định trong Đạo luật Bảo vệ Thực vật theo các quy trình phù hợp để tránh một thất bại khác như thương vụ nhập phân bón hữu cơ của Trung Quốc.

Nhưng điều mà các nhà chức trách đang che giấu công chúng là loại phân Nano-urê này thực ra là một loại phân bón tổng hợp, không thể sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Theo trang web của IFFCO, sản phẩm này được gọi là “Nano-urê” này chỉ chứa 4% nitơ so với 46% nitơ trong hạt urê. Nếu chỉ bón 2,5 lít Nano-urê cho mỗi ha, cây lúa sẽ chỉ nhận được 100 gam nitơ. Đây là giả định hiệu quả 100% mà chúng ta sẽ không bao giờ đạt được trong tự nhiên.

Nếu chỉ cho nông dân 2,5 lít phân bón Nano-urê, chắc chắn nông dân sẽ bị sụt giảm năng suất. Bằng chứng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, năng suất lúa mất đi do thiếu phân đạm có thể vào khoảng 16-60% tùy thuộc vào đặc điểm của nhiều yếu tố. Do đó, “Nano-urê” sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia vì chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào các quốc gia khác để sản xuất lương thực chính cho chúng ta.

Giá cắt cổ

Theo trang web của IFFCO, mỗi chai phân bón Nano-urê, dung tích 500ml có giá khoảng 640 Rs (240 Rs Ấn Độ). Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi bỏ qua phí vận chuyển hàng không và các chi phí khác, giá một kg nitơ trong phân bón “Nano-urê” dạng lỏng đã đội lên thành 31.000 Rs, trong khi một kg nitơ trong urê dạng hạt chỉ là 130 Rs. Vậy là không có gì ngạc nhiên khi chính phủ quyết định chỉ cung cấp 2,5 lít Nano-urê cho mỗi ha.

Điều mà giáo sư R.S. Dharmakeerthi không thể hiểu được là một loại phân bón tổng hợp rẻ hơn nhiều như urê đã bị cấm trong hành trình tìm kiếm một nền nông nghiệp hữu cơ 100% và sau đó lại đi cho nhập khẩu một loại phân urê tổng hợp khác với giá cao gấp 240 lần.  

Trước đó chính phủ Sri Lanka đã đặt mua 3,1 triệu lít “Nano-urê” của IFFCO với tổng chi phí 4 tỷ Rs (1.000 Rs tương đương 5 USD). Chính phủ đang tạo ra ảo tưởng rằng “Nano-urê” là một sản phẩm kỳ diệu có thể thay thế một bao urê 50kg chỉ bằng nửa lít phân bón Nano- urê dạng lỏng này. Tất nhiên, họ đang dựa vào thông tin một chiều do IFFCO cung cấp (cây trồng có thể hấp thụ nitơ từ sản phẩm này một cách dễ dàng và hiệu quả).

Hội chứng cuồng nông nghiệp hữu cơ

Vào ngày 27 tháng 4 năm 2021, nội các Sri Lanka đã đưa ra một quyết định táo bạo và chóng vánh: Cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp, nhằm biến nước này trở thành quốc gia có nền thực phẩm an toàn và lành mạnh.

Thương vụ cho nhập khẩu 3,1 triệu lít phân Nano- urê đang bị giới khoa học Sri Lanka chỉ trích là một 'sai lầm'. Ảnh: indianexpress

Thương vụ cho nhập khẩu 3,1 triệu lít phân Nano- urê đang bị giới khoa học Sri Lanka chỉ trích là một "sai lầm". Ảnh: indianexpress

Tuy nhiên mới đây, giáo sư hàng đầu về dinh dưỡng cây trồng Udith Jayasinghe Mudalige, đã lên tiếng thừa nhận rằng “nền nông nghiệp hữu cơ 100% mà chính phủ đường đột đưa ra là dựa trên những lời khuyên sai lầm”.

“Nếu ai đó có thể đánh lừa chính phủ về một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, thì chắc chắn phải có điều gì đó sai lầm khủng khiếp. Hiện các nhà chức trách mới chỉ dám nói, việc chuyển đổi sang nông nghiệp 100% hữu cơ trong vòng 3-5 năm có thể là chính sách tốt và cho thấy quyết tâm của chính phủ. Tuy nhiên các công bố khoa học khẳng định rằng, năng suất cây trồng sẽ giảm trung bình từ 20-25% khi tiến hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, không phải giai đoạn chuyển đổi mà chính khái niệm nông nghiệp hữu cơ 100% mới là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia”, giáo sư Mudalige cho hay.

Đến nay chính phủ Sri Lanka vẫn tin rằng phân bón hóa học là độc hại và nó đã gây ra một số bệnh không lây nhiễm cho nông dân. Trong khi đó, giới khoa học về đất luôn khẳng định một thực tế rằng với tỷ lệ phân bón được sử dụng ở Sri Lanka chỉ có một rủi ro rất thấp đối với sức khỏe.

Sản xuất nông nghiệp được coi là nguồn sống duy nhất và huyết mạch của cộng đồng nông dân Sri Lanka, nơi mà họ đang rất cần phân bón. Một số tổ chức nông dân thậm chí đã quyết định “đình công” không cho nước vào đồng ruộng chừng nào được chính phủ có chính sách bảo đảm về phân bón. Nếu phân bón không được cung cấp kịp thời cho nông dân, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác.

Trong khi đó, các sản phẩm phân bón nano mới hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học về ảnh hưởng lâu dài của nó đối với sức khỏe con người và môi trường. Do đó, trong nhiều hệ thống chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, phân bón nano hiện vẫn không được phép sử dụng. Các chuyên gia cho rằng, nếu chính phủ không tiếp thu lời khuyên dựa trên bằng chứng từ các “cố vấn khoa học”, chúng ta chỉ có thể chờ xem điều gì sẽ xảy ra đối với an ninh lương thực của đất nước.

Theo giáo sư R.S. Dharmakeerthi: Một quốc gia tự chủ lương thực hoặc tạo ra đủ ngoại hối để đạt được an ninh lương thực. Nếu không sẽ phải tuân theo các điều kiện do các nước khác đặt ra.  Do vậy, an ninh lương thực chính là điều kiện tiên quyết để bảo đảm an ninh quốc gia. Trong cuộc chiến địa chính trị toàn cầu hiện nay để đảm bảo không gian an toàn, các nước lớn sẽ luôn tìm kiếm các cơ hội mà họ có thể tận dụng ở các quốc gia quan trọng về mặt chiến lược như Sri Lanka.

(Island.lk)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm